Ngày 28/6, Công an TPHCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định về công tác cán bộ đối với chức danh Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) và Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02).
Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Lào Cai
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp, năm 2023, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Hưng Yên đều đạt và vượt so với kế hoạch.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư tỉnh Hưng Yên, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Hưng Yên đều đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra: GRDP ước tăng 10,05% (bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng trưởng 9,91%) vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 9%), đưa tỉnh Hưng Yên vươn lên xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về cơ cấu kinh tế, theo lãnh đạo tỉnh Hưng Yên: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 7,08%, trong đó xây dựng tăng 14,86%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 15,23%; nông nghiệp thủy sản tăng 2,45%. Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 31,3%; nông nghiệp, thủy sản chiếm 7%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch đề ra đạt 68.793 tăng 24,71 so với năm 2022 và cơ cấu lại nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng từ sản xuất, kinh doanh vững chắc hơn.
Hưng Yên phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2037. Ảnh: ST
Năng suất lao động ước đạt 209 triệu đồng/lao động, tăng 6,21%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước gấp đôi so với kế hoạch đạt 109.501 tỷ đồng, tăng 74,19% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022. Trong đó: Thu nội địa đạt 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, sổ số đạt 21.196 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã có 17 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 4,3 nghìn héc-ta được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 11 KCN đã và đang được triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên diện tích hơn 2,8 nghìn héc-ta.
Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt mức lớn nhất từ trước tới nay (trên 1 tỷ USD) nhờ cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có bước tiến vượt bậc. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng công nghiệp, đô thị được đầu tư đồng bộ với nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang tính động lực.
Với các thành tựu nêu trên, năm 2023 tỉnh Hưng Yên thu ngân sách đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022, trong đó: Thu nội địa 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, thu thuế xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.
Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh, Hưng Yên sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch ngành, địa phương có liên quan phù hợp với quy hoạch tỉnh với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về hạ tầng công nghiệp cho các dự án mới.
Đặc biệt là các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại; bảo đảm đồng bộ các quy hoạch, xây dựng hạ tầng trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, sử dụng đất đai có hiệu quả; đào tạo và tuyển dụng lao động; bảo đảm an ninh, trật tự... góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, quy mô lớn, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh cũng tập trung xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực thực hiện các quy hoạch được duyệt; ban hành kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021- 2025; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2024; phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu lại và phát triển ngành nông nghiệp nhanh, bền vững, hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững, thực chất, năm 2024 phấn đấu giá trị sản xuất đạt 245 triệu đồng trên 1 ha đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thủy sản.