Sáng 20/11/2020 Tổng công ty VTC đã tổ chức trao quyết định cho ông Đào Quốc Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Kế toán trưởng Công ty VTC Dịch vụ Truyền hình số kiêm giữ chức Chủ tịch Công ty TNHH MTV Giải pháp Công nghệ Truyền thông VTC (VTC Comtech)...

CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN THANH LONG LĨNH 18 NĂM TÙ

Ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, mức án 18 năm tù; Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, mức án14 năm tù; bị cáo Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc CDC Hải Dương, 13 năm tù. Các bị cáo này chịu hình phạt bổ sung nộp 100 triệu đồng.

Cùng ở nhóm tội Nhận hối lộ, bị cáo Nguyễn Huỳnh, cựu phó phòng, thư ký ông Long nhận mức án 9 năm tù; bị cáo Nguyễn Minh Tuấn, cựu vụ trưởng thuộc Bộ Y tế nhận 8 năm tù; bị cáo Nguyễn Nam Liên, cựu vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế nhận 7 năm tù. Các bị cáo này phải chịu hình phạt bổ sung 50 triệu đồng.

Các bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng lĩnh 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Nhóm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ông Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư tỉnh Hải Dương lĩnh 5 năm tù; Phạm Mạnh Cường, cựu giám đốc Sở Y tế bị xử phạt 4 năm tù…

Các bị cáo còn lại lĩnh án từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo – 5 năm tù về các tội danh khác nhau.

Đặc biệt, tòa án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC mức án về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Theo hồ sơ, ông Danh là người đã nhiều lần từ chối nhận tiền từ Công ty Việt Á.

Theo Hội đồng xét xử, với cương vị là Bộ trưởng Bộ Y tế, là người đứng đầu ngành Y tế, trong khi dịch bệnh đang bùng phát, Chính phủ, nhân dân đang gồng mình chống dịch, ông Nguyễn Thanh Long đã trợ giúp Công ty Việt Á cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức cho test xét nghiệm trái quy định của pháp luật, hiệp thương giá, công khai giá để tạo mặt bằng giá… giúp Công ty Việt Á thu lời bất chính.

Quá trình giúp đỡ Công ty Việt Á, ông Long được Phan Quốc Việt đưa hối lộ 4 lần số tiền 2,25 triệu USD.

Hành vi sai phạm của ông Nguyễn Thanh Long đã xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận và làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế; giúp Phan Quốc Việt thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh, nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân.

Cáo buộc thể hiện, khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ cùng Bộ Khoa học Công nghệ giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng để Việt Á được Bộ KHCN phê duyệt tham gia, phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Sau đó, Phan Quốc Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh, Nguyễn Thanh Long... can thiệp, tác động, chỉ đạo để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test Covid-19.

Khi Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit test cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.

Theo cáo buộc, Công ty Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; được thanh toán hơn 4,5 triệu kit test với tổng giá trị hơn 2.257 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, từ việc nâng khống giá bán kit xét nghiệm, Công ty Việt Á thu lời bất chính 1.235 tỷ đồng.

Để tiêu thụ test xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã nâng khống, Phan Quốc Việt và các nhân viên Công ty Việt Á đã thông đồng, câu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.

Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo các nhân viên tính toán và chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng; trực tiếp hoặc chỉ đạo Vũ Đình Hiệp, Phan Tôn Noel Thảo, Hồ Thị Thanh Thảo đưa hối lộ tổng cộng 34 tỷ đồng cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.

Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền Việt đưa hối lộ là 106 tỷ đồng; gây thiệt hại số tiền 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho ngân sách nhà nước 402 tỷ đồng.

Ông Phan Thành Muôn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh, và 8 người bị cáo buộc có vi phạm liên quan khai thác quặng titan.

Ngày 7/11, Bộ Công an phát thông báo cho hay Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) đã khởi tố ông Muôn về tội Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

6 người bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là Vũ Đức Phương Linh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Titanium Hưng Thịnh; Ngô Quang Anh, Giám đốc Công ty Thân Gia; Hoàng Thượng Hạ (quốc tịch Trung Quốc); Nguyễn Anh Tuấn, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh; Nguyễn Thị Hằng, thủ quỹ Công ty Hưng Thịnh; Hậu Tú Doanh, nhân viên kinh doanh Công ty Titanium Hưng Thịnh.

Liên quan vụ án, 2 người bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên là Phạm Văn Dương, Giám đốc điều hành mỏ Công ty sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh; Nguyễn Văn Chiến, Tổng giám đốc Công ty Titanium Hưng Thịnh.

Các bị can bị khởi tố. Ảnh: Bộ Công an

C03 xác định Công ty Hưng Thịnh có sai phạm khi khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Doanh nghiệp này còn khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến. Các sai phạm này đã gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Công ty Hưng Thịnh hoạt động chính trong lĩnh vực khoáng sản và đã xây dựng nhà máy sản xuất xỉ titan tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Dự án nhà máy có quy mô khoảng 10 ha, tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Tại Bình Thuận, Hưng Thịnh còn thuê 350 ha đất để thực hiện dự án khai thác sa khoáng titan - zircon.

Theo Bộ Công an, việc khởi tố các bị can là kết quả quán triệt nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phòng, chống lãng phí gắn liền với phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo cáo trạng, ngày 16/3/2020, ông Hoàng Kim Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC tố cáo Nguyễn Minh Khoa, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC (viết tắt Công ty ICC), có hành vi làm giả con dấu, tài liệu để chiếm đoạt tài sản.

Công ty ICC là chủ đầu tư Dự án siêu thị - văn phòng giao dịch thương mại và nhà ở tại 317 Trường Chinh (Hà Nội). Tháng 7/2015, Công ty ICC với Công ty Tân Hồng Hà, do bị cáo Khoa làm đại diện theo pháp luật ký hợp đồng hợp tác đầu tư để cùng thực hiện dự án.

Tuy nhiên, Công ty ICC không có khả năng chia tách dự án làm pháp nhân mới để Công ty Tân Hồng Hà tham gia nên hai bên dự định lập hồ sơ xin đồng chủ đầu tư. Để thuận lợi cho việc điều hành, thực hiện hợp tác, một cổ đông của ICC đã thực hiện hợp đồng "chuyển nhượng hình thức" 30.051 cổ phần tại Công ty ICC cho bị cáo Khoa để người này đủ điều kiện làm Chủ tịch HĐQT Công ty ICC.

Giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà còn ký hợp đồng tổng thầu xây lắp vào tháng 8/2015, theo đó, phía Tân Hồng Hà thi công toàn bộ dự án, thời hạn thực hiện hợp đồng 24 tháng.

Bị cáo Khoa dù làm Chủ tịch HĐQT chỉ có nhiệm vụ thực hiện dự án, không được tham gia vào các dự án khác của Công ty ICC. Con dấu của ICC được quản lý tại bộ phận Văn phòng, các văn bản do bị cáo Khoa ký phải được kiểm duyệt qua thành viên HĐQT đồng thời là cổ đông lớn của công ty.

Do Công ty Tân Hồng Hà không có vốn thực hiện dự án nên bị cáo Khoa đề nghị Công ty ICC vay vốn ngân hàng, thế chấp dự án và chuyển tiền cho phía Tân Hồng Hà thi công xây dựng dự án.

Sau đó, Công ty ICC đã ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng Quốc dân NCB và được giải ngân 87 tỷ đồng. Đến 20/6/2016, giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà ký phụ lục hợp đồng, thay đổi một số nội dung của hợp đồng tổng thầu.

Tiếp đó, tháng 10/2016, hai bên ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, Công ty ICC bán các căn hộ từ tầng 6 đến tầng 24 cho Công ty Tân Hồng Hà, tổng giá trị là 250 tỷ đồng.

Ngoài ra, hai bên ký hợp đồng mua bán diện tích sàn văn phòng - trung tâm thương mại từ tầng 1 đến tầng 5, tổng giá trị 31 tỷ đồng. Quá trình thực hiện dự án 317 Trường Chinh, bị cáo Khoa ký quyết định thành lập Ban quản lý dự án và bị cáo Vũ Xuân Lai được bổ nhiệm làm trưởng ban.

Năm 2017, do Công ty Tân Hồng Hà chậm thanh toán tiền theo các hợp đồng đã ký cũng như chậm thanh toán tiền vay vốn ngân hàng nên Công ty ICC yêu cầu Tân Hồng Hà tạm ngừng thực hiện các hợp đồng liên quan dự án. Giữa 2 công ty phát sinh mâu thuẫn nên phát sinh khó khăn trong việc đóng dấu các văn bản do bị cáo Khoa ký.

Do vậy, bị cáo Vũ Xuân Lai có văn bản đề nghị làm thêm con dấu của Công ty ICC dù không báo cáo HĐQT và được sự đồng ý. Sau khi nhận được con dấu giả, bị cáo Lai đã sử dụng đóng vào các văn bản liên quan dự án 317 Trường Chinh.

Bị cáo Lai còn dùng con dấu giả đóng vào Phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư do Công ty Tân Hồng Hà và Công ty ICC ký kết và gửi tới TAND quận Ba Đình, TAND TP Hà Nội khi xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà.

Bị cáo Lai hiện đã giao nộp con dấu giả và văn bản báo cáo đề xuất làm con dấu cho Công an Hà Nội. Cũng trong năm 2017, Công ty ICC bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT, chức vụ Chủ tịch HĐQT của bị cáo Khoa và bổ nhiệm ông Hoàng Kim Đồng làm Chủ tịch.

Công ty Tân Hồng Hà sau đó khởi kiện Công ty ICC nhưng tòa án đã đình chỉ, chờ kết quả xét xử vụ án hình sự này.

Tại tòa (ngày 27/9), luật sư Đinh Anh Tuấn, bảo vệ cho Công ty ICC và ông Hoàng Kim Đồng cho rằng, cần trả hồ sơ làm rõ hành vi của các bị cáo Khoa, Lai; xác định họ làm giả con dấu có mục đích gì? Chiếm đoạt tài sản hay không?...

Tuy nhiên, viện kiểm sát cho rằng hai bị cáo chỉ phạm tội làm giả con dấu, đề nghị tòa tuyên mỗi người 3 năm tù treo. Chủ tọa cho hay sẽ nghị án kéo dài, tuyên vào chiều 30/9.

Liên quan vụ việc, Trong khi ICC và Tân Hồng Hà đang tranh chấp, ngày 15/12/2019, Ngân hàng NCB đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ. Quá trình tiến hành thu giữ chỉ có đại diện ngân hàng và UBND phường Khương Trung còn Công ty ICC, Công ty Tân Hồng Hà không có mặt. TAND quận Ba Đình sau đó thụ lý tranh chấp phát sinh hợp đồng tín dụng giữa Công ty ICC và ngân hàng NCB nhưng cũng đang đình chỉ.