Quốc hội quyết định giảm 2% thuế VAT hết năm 2024: thời gian và các mặt hàng chịu thuế suất 8%, mặt hàng không được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%.
Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024
Sáng ngày 29/06/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó bao gồm quyết định tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) đến hết năm 2024.
Chính phủ theo đó được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách kịp thời, hiệu quả, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến bội chi và dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 đã được Quốc hội thông qua.
So sánh chính sách giảm thuế năm 2023 theo Nghị định 44 và chính sách giảm thuế năm 2022 theo Nghị định 15, Nghị quyết 43
Theo những nội dung trên, có thể nhận thấy rằng chính sách giảm thuế GTGT năm 2023 được quy định tại Nghị định số 44/2023/NĐ-CP so với năm 2022 (theo Nghị định 15 và Nghị quyết 43) về cơ bản vẫn được giữ nguyên, không thay đổi về phạm vi, đối tượng áp dụng, mức giảm thuế, trình tự thủ tục thực hiện giảm thuế.
– Về lộ trình áp dụng: Nghị định 44/2023 áp dụng từ 01/07/2023 đến hết 31/12/2023
– Nghị định 44/2023/NĐ-CP bổ sung đối tượng được giảm thuế: “Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.”
– Phần ghi chú cuối Danh mục hàng hóa tại Phụ lục I và Phụ lục III: Mã số HS ở cột (10) chỉ để tra cứu, việc xác định mã số HS đối với hàng hóa thực tế nhập khẩu thực hiện theo quy định về phân loại hàng hóa tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn.
Những thông tin cơ bản về Nghị quyết 44/2023/NĐ-CP
Tóm tắt những thông tin cơ bản về Nghị định 44/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 30/06/2023 quy định những nội dung về chính sách giảm thuế GTGT mới trong năm 2023:
Nguồn: vanban.chinhphu.vn, thuvienphapluat.vn
Danh sách các sản phẩm sẽ phát hành chính thức sau ngày 01/07/2023
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần chú ý nhất về Nghị định Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2023. MISA meInvoice hy vọng sẽ được đồng hành cùng các kế toán và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong mùa giảm thuế này.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngành thuế đang đẩy mạnh các chủ trương để rà soát, kiểm tra, xử lý và quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, các đơn vị kinh doanh cần phải chú ý tra xét và xác minh tính minh bạch về hóa đơn để giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại cho đơn vị mình.
Phần mềm Xử lý hóa đơn MISA meInvoice ứng dụng công nghệ AI tiên tiến – Tự động cập nhật dữ liệu từ Tổng cục Thuế, kết nối dữ liệu lên phần mềm kế toán và nhanh chóng kiểm tra sai sót, kịp thời cảnh báo khi phát hiện có các rủi ro về hóa đơn như:
Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:
Lộ trình đáp ứng trên phần mềm MISA
Nhằm đáp ứng kịp thời các nội dung của Dự thảo Nghị định giảm thuế 2023, MISA xin thông báo lộ trình triển khai trên các sản phẩm Kế toán – Hóa đơn điện tử như sau:
Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế suất 8% mới nhất 2023
Chính sách giảm thuế GTGT xuống còn 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023 đến hết 31/12/2023 kéo theo nhiều trường hợp các hợp đồng đã ký trước đây cần có sự thay đổi cập nhật theo thuế suất mới.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng và phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng chính thống. Do đó, trong trường hợp cần phải sửa đổi, điều chỉnh về thuế suất thuế GTGT của một số mặt hàng, dịch vụ có trong hợp đồng đã ký, các bên có thể ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh.
Tải Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế suất 8% mới nhất 2023 tại đây:
Nội dung giảm thuế GTGT từ 10% thành 8% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/06/2024 của Quốc hội.
Theo đó, nội dung chi tiết về thời gian giảm thuế GTGT và các mặt hàng chịu thuế suất 8% đến hết năm 2024 được quy định như sau:
Thời gian thực hiện chính sách: Từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Đối tượng được áp dụng chính sách là toàn bộ các mặt hàng đang chịu thuế VAT 10%, ngoại trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ như:
Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh) áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT khi xuất hóa đơn cho các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế theo quy định.
Mặc dù nếu tiếp tục áp dụng chính sách giảm 2% thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng. Cụ thể là dự kiến giảm thu NSNN khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng trong năm 2024.
Tuy nhiên, chính sách này vẫn được Chính phủ đánh giá là cần thiết, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại. Cụ thể hơn, chính sách có ý nghĩa trong việc tạo kích cầu người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm được phục hồi, phát triển để đóng góp trở lại NSNN và nền kinh tế, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch:
Thời hạn áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023
Chính sách giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP được áp dụng từ 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 (nửa cuối năm 2023).
Đối tượng được giảm, hay không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44
Căn cứ theo nội dung tại Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng được/hay không được giảm thuế: Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dich vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (mức giảm thuế suất: từ 10% xuống còn 8%), chỉ trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
Bên cạnh đó, Nghị định số 44/2023/NĐ-CP cũng nêu chi tiết một số điểm cần lưu ý về chính sách giảm thuế như sau:
Trong trường hợp Anh/Chị đang gặp khó khăn trong việc xác định hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo chính sách giảm thuế 2023, Anh/Chị có thể tham khảo nội dung bài viết Cách tra cứu các mặt hàng, mã ngành được giảm thuế GTGT mới năm 2023 theo Nghị định 44/2023 để lựa chọn cách tra cứu dễ dàng nhất cho mình.
Một số câu hỏi về vấn đề thuế VAT giảm còn 8%
1. Các mặt hàng được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP?
Theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP, đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng còn 8% bao gồm toàn bộ các mặt hàng đang chịu thuế VAT 10%, ngoại trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ như:
2. Thời gian thuế VAT giảm còn 8% theo quyết định của Quốc hội?
Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% theo quyết định của Quốc hội là từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
3. Ngành viễn thông có được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% không?
Không. Theo Nghị quyết 142/2024/QH15, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất thuế GTGT 10% sau đây không được giảm 2% thuế GTGT: viễn thông, bảo hiểm, chứng khoán, hoạt động tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, công nghệ thông tin, ngành khai khoáng (không bao gồm khai thác than), kim loại hay các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm hóa chất, dầu mỏ tinh chế, than cốc, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Mục đích của chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2024 là gì?
Mục đích của chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2024 là tạo kích cầu người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm được phục hồi, phát triển để đóng góp trở lại NSNN và nền kinh tế, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch:
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Chiều ngày 30/6/2023, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội. Vậy nội dung cụ thể của Nghị định 44/2023/NĐ-CP là gì và có những điểm khác biệt gì so với Nghị định 15/2022 và Nghị quyết 43/2022 trước đó? Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây…