Công nghệ bán dẫn là ngành học đang “hot” trong vài năm trở lại đây. Theo PGS.TS Phạm Nguyên Hải, khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), tương lai ngành học này sẽ không thua kém các ngành Khoa học máy tính, Kinh tế vì cơ hội việc làm rất lớn.
Ngành Công nghệ truyền thông là gì?
Công nghệ truyền thông (tiếng Anh là Communication Technology) là ngành học đào tạo các kiến thức về lĩnh vực truyền thông nghe nhìn như điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, kinh doanh sản phẩm truyền thông, nghiên cứu thị hiếu, khán thính giả. Thông qua chương trình học ngành Công nghệ truyền thông, sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng sáng tạo và quản trị sản xuất, có khả năng lập kế hoạch truyền thông, marketing, triển khai hiệu quả. Ngoài ra, còn các kỹ năng khác như giao tiếp, trình bày đa phương tiện, khả năng sử dụng tiếng Anh, quản lý dự án, lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực…
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ truyền thông trang bị cho sinh viên cách vận dụng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng sản xuất, phát triển, kinh doanh các sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhu cầu công việc sau khi ra trường. Sinh viên còn được cung cấp khối kiến thức cơ bản về cách thức, quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thông như: chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, tác phẩm điện ảnh, phim truyện...
Ngành Công nghệ truyền thông giúp sinh viên phát triển về năng lực quản trị, kinh doanh sản phẩm truyền thông. Từ đó, nghiên cứu chuyên sâu về thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, marketing về phương án kinh doanh sản phẩm truyền thông hiệu quả.
Sinh viên ngành Công nghệ truyền thông học những gì?
Sinh viên học ngành Công nghệ truyền thông được trang bị khối kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, multimedia…), kỹ năng quản trị sản xuất. Người học được phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập chiến lược/ kế hoạch truyền thông, marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, tiếng Anh, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, quản trị các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian), kỹ năng làm việc trong tổ chức…
Các môn học đầy hấp dẫn và bổ ích trong ngành Công nghệ truyền thông bao gồm: Truyền thông đa phương tiện, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Quản trị truyền thông marketing tích hợp, Xây dựng chương trình báo phát thanh, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho in ấn và quảng cáo, Xuất bản truyền thông, Xây dựng chương trình truyền hình, Kỹ xảo điện ảnh số - digital FX...
Học ngành Công nghệ truyền thông ở đâu tốt nhất?
Top 3 trường dạy ngành Công nghệ truyền thông tốt nhất
Công nghệ truyền thông có những chuyên ngành nào cho bạn chọn lựa?
Ngành Công nghệ truyền thông bao gồm rất nhiều chuyên ngành và mỗi chuyên ngành có khối kiến thức đặc trưng, điểm thú vị riêng và liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như: Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông, Kinh doanh sản phẩm truyền thông...
Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông
Một sản phẩm truyền thông đúng nghĩa phải trải qua rất nhiều giai đoạn trước khi đến được với khán giả, từ việc lên ý tưởng, kế hoạch thực hiện và thậm chí là đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Và nhà quản trị sản xuất không chỉ nắm vững quy trình mà còn sử dụng thuần thục các nền tảng kỹ thuật để sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông. Đó cũng là mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra dành cho chuyên ngành này. Một số môn học tiêu biểu trong chương trình: Lý thuyết truyền thông, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông, Công nghệ trình diễn, Hệ thống thiết bị kỹ thuật audio/ video, Thiết kế và phát triển kênh truyền thông, Thiết kế nội dung truyền thông, Nghiệp vụ đạo diễn, Kỹ thuật dựng phim...
Kinh doanh sản phẩm truyền thông
Chuyên ngành này chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dựa trên nền tảng kiến thức tích hợp, áp dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh sản phẩm truyền thông trong thực tế. Có thể kể đến các kỹ năng như: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, quản lý dự án, tư duy sáng tạo, triển khai và đánh giá kế hoạch, giao tiếp và làm việc nhóm, quản trị nguồn lực… Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể tự tin gia nhập các công ty, doanh nghiệp với nhiều cơ hội nghề nghiệp mở rộng.
Một số môn học tiêu biểu trong chương trình: Công nghệ trình diễn, Quản trị dự án truyền thông, Kinh doanh sản phẩm truyền thông, Thiết kế và phát triển kênh truyền thông, Marketing cơ bản, Truyền thông marketing tích hợp...