Incoterms 2020 là một tài liệu rất quan trọng được sử dụng trong Logistics & Xuất nhập khẩu. Phiên bản INCOTERMS 2020 PDF Tiếng Việt – Song ngữ được Vinatrain dịch và biên soạn một cách cụ thể để các bạn có thể nắm được những nội dung quan trọng. Các bạn có thể đọc online hoặc download tải về lưu lại sử dụng trong học tập và công việc
Những điều khoản áp dụng trong vận tải đa phương thức
Cách viết: EXW [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: EXW 189 Dien Bien Phu Stress, Bình Thanh District Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
Chuyển giao rủi ro: Từ người bán sang người mua khi hàng được giao thành công cho người mua tại kho của người bán hoặc địa điểm người mua chỉ định.
Xem thêm: Điều Kiện EXW Incoterms 2020 Là Gì và Cách Dùng
Cách viết: FCA [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 ví dụ: FCA 121 Lang Ha stress, Cau Giay District , Viet Nam Incoterms 2020
Thực tế, hiện nay các điều kiện mua bán FCA người bán có trách nhiệm thông quan xuất khẩu và hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu cho người mua.
Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao từ người bán qua người mua tại nơi hàng hóa được bàn giao cho người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định.
Xem thêm: FCA INCOTERMS 2020 ( FREE CARRIER ) Là Gì?
Điều Kiện Incoterms Áp Dụng Với Vận Tải Đường Biển Và Thủy Nội Địa
Tại phần 2 này VinaTrain sẽ phân tích chi tiết 4 nhóm điều kiện chính áp dụng với loại hình vận tải đưởng biển và đường thủy nội địa, cụ thể áp dụng với 4 phương thức sau: FAS; FOB; CFR; CIF
FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)
Cách viết trên hợp đồng: FAS [Cảng giao hàng quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: FAS Cat Lai, Ho Chi Minh Incoterms 2020
Người mua phải làm các công việc sau: Xếp hàng từ mạn tàu lên cảng xuất, ký hợp đồng vận tải quốc tế chở hàng từ cảng xuất tới cảng nhập, làm thủ tục thông quan nhập khẩu, vận tải hàng từ cảng nhập về kho người mua và tiến hành nhập kho tiêu thụ hàng hóa.
Địa điểm chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao tại mạn tàu do người mua chỉ định, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập. Rủi ro về sau đó là người mua chịu.
Xem thêm: FAS Incoterms 2020 Là Gì? Lưu ý về Điều kiện FAS trong Xuất Nhập Khẩu – VinaTrain Việt Nam
FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
Cách viết trên hợp đồng: FOB [Cảng giao hàng quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: FOB, Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020
Địa điểm chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao thành công lên trên boong tàu tại cảng xuất., trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được để cập. Người mua sẽ tiếp nhận rủi ro từ khi hàng được giao lên trên boong tàu.
Xem thêm: Điều kiện FOB (Free on board) là gì, cách tính giá mua bán FOB trong incoterm
CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)
Cách viết trên hợp đồng ngoại thương: CFR [Cảng đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CFR, Hai Phong, Viet Nam Incoterms 2020
Xem thêm: Điều kiện CFR là gì, ứng dụng thực tế trong incoterms
DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm chỉ định)
Cách viết trên hơp đồng: DAP [nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: DAP 91 Lane Nguyen Chi Thanh Stress, Dong Da district Incoterms 2020
Chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập không phải do người bán chịu trách nhiêm, Như vậy bán hàng DAP người bán sẽ chịu rủi ro tới khi giao hàng cho người mua.
Xem thêm: Điều Kiện DAP Trong Incoterms 2020 Là Gì? Ứng dụng trong Xuất Nhập Khẩu – VinaTrain Việt Nam
: CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)
Cách viết: CPT [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CPT 190 Tran Quang Khai, District 1, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được chuyển giao từ người bán qua người sau khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vây, CPT có người bán có trách nhiệm giao hàng tới nơi chỉ định nhận hàng nhưng không đảm bảo được an toàn cho hàng hóa, rủi ro vẫn là người mua chịu.
Xem thêm: CPT Là gì trong Xuất Nhập Khẩu, CPT Incoterms 2020 Có gì KHÁC? – VinaTrain Việt Nam
4. CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)
Cách viết trên chứng từ: CIP [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CIP 490 Dien Bien Phu, District Binh Thanh, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được chuyển giao từ người bán qua người mua khi hàng được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vậy người bán có trách nhiệm chở hàng tới nơi nhận hàng chỉ định nhưng không đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Xem thêm: Điều Kiện CIF Trong Incoterm 2020 Là Gì? Cách Sử Dụng
DPU (Delivered At Place Unload: Giao tại địa điểm chỉ định)
Cách viết trên chứng từ: DPU [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: DPU 490 Dien Bien Phu, District Binh Thanh, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
DPU là điều kiện đổi mới được thay thế từ điều kiện DAT (incoterm 2010). Sự khác biết giữa DAT (incoterm 2010) với DPU (Incoterm 2020) là tại DPU người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới bến, cảng nơi người mua chỉ định nhận hàng nhưng có thêm trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện trở tới xuống mặt đất mới hoàn thành nghĩa vụ.
Chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hàng tới khi được giao an toàn tại mặt đất nơi người mua chỉ định nhận hàng. Như vậy người bán phải đảm bảo an toàn cho hàng tới nơi người mua nhận hàng.
Xem thêm: DPU Incoterms 2020 Là Gì? Cách Sử Dụng Điệu Kiện DPU
Những Thay Đổi Tích Cực Khác Trong Incoterms 2020
Một số nội dung mới sẽ được đưa vào Incoterms 2020 cũng được đề cập như sau:
Do incoterms chỉ là các quy tắc không có giá trị như luật và không phải hợp đồng nên 2 bên mua bán có thể tùy ý bổ sung các điều khoản được đồng ý nếu cần thiết. Các bên được khuyên là cần thể hiện rõ ràng địa chỉ nhận hàng và giao hàng tren hợp đồng trong cách viết incoterms.
DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)
Cách viết trên hợp đồng ngoại thương: DDP [nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: 185 Nguyen Ngoc Vu, Cau Giay District, Incoterm 2020
Xem thêm: Điều Kiện DDP Trong INCOTERMS 2020 là gì? Toàn bộ về quy tắc DDP phải biết
Phân tích 11 điều kiện giao hàng trong incoterms 2020
Bài viết sẽ phân tích rõ trên phương diện: Trách nhiệm; chuyển rao rủi ro và chi phí tương ứng với từng điều khoản.
CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
Cách viết trên hợp đồng ngoại thương: CIF [Cảng giao quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CIF,Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020
Nơi chuyển giao rủi ro: Rủi ro chuyển iao từ người bán sang người mua ngay khi hàng được giao thành công trên tàu.
Xem thêm: Điều Kiện CIF Trong Incoterm 2020 Là Gì? Cách Sử Dụng Trong Xuất Nhập Khẩu
Sự khác biệt của incoterms 2010 và 2020
Bạn sẽ thấy những khác biệt cơ bản như sau:
Vận đơn được phát hành với ký hiệu hàng giao trên tàu với điều khoản FCA icnoterms 2020 Liệt kê cụ thể các chi phí hơn Thay đổi mức mua bảo hiểm của người bán trong CIF giữ nguyên loại A và CIP từ loại C Lên A Thay điều khoản DAT bằng DPU Xắp xếp lại việc vận chuyển trong các quy tắc FCA; DAP; DPU và DDP Chú thích cụ thể hơn cho người dùng
Mục tiêu thay đổi Incoterms 2020 để đơn giản hóa phù hợp với phương thức thanh tóa và tập quán thương mại hiện đại. Ngoài ra Incoterms 2020 sẽ được soạn thảo với các thuật ngữ đơn giản hơn có những ví dụ thực tế để minh họa các điều kiện./.
Tài liệu tham khảo về quy tắc giao nhận incoterms 2020 bạn đọc có thể tải về:
Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi phòng tư vấn nghiệp vụ tại Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain, trung tâm đào tạo nghiệp vụ thực tế tổ chức các khóa học nghề bạn có thể tham khảo:
Tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu để nhận tài liệu miễn phí và có cơ hội trúng học bổng các khóa đào tạo xuât nhập khẩu tại VinaTrain đã có hơn 7.000 thành viên nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
Trải qua bốn lần xuất bản, Dược điển Việt Nam đã trở thành văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong toàn ngành Dược phục vụ công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư (Dược điển Việt Nam IV – DĐVN IV) đã được Bộ Y tế ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Dược điển Việt Nam IV là một văn bản kỹ thuật chuẩn mực của Bộ Y tế và được tham chiếu trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan đến thuốc ở các đơn vị trong toàn ngành y tế. Dược điển Việt Nam IV đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hóa ngành Dược, đảm bảo và nâng cao chất lượng thuốc phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngay sau khi ban hành Dược điển Việt Nam IV, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 14/10/2009 và Quyết định số 5322/QĐ-BYT ngày 31/12/2010, về việc thành lập Ban Thường trực Hội đồng Dược điển Việt Nam V và giao cho Hội đồng việc xây dựng, biên soạn Dược điển Việt Nam V (DĐVN V), đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện DĐVN IV. Qua 7 năm triển khai thực hiện, đến nay Hội đồng đã hoàn thành việc xây dựng các Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc và đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ công bố. Trên cơ sở đó, ngày 28 tháng 11 năm 2017, Bộ trường Bộ Y tế đã ký Quyết định số 5358/QĐ-BYT về việc ban hành Dược điển Việt nam V, Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Ở lần xuất bản này, Dược điển Việt Nam có một bước tiến mới cả về chất lượng và số lượng với 361 chuyên luận mới và 357 tiêu chuẩn DĐVN IV được sửa đổi, bổ sung, cập nhật. Các chuyên luận mới và các chuyên luận sửa đổi đã được xây dựng với các chỉ tiêu đánh giá toàn diện hơn về chất lượng thuốc như các chỉ tiêu về giải phóng dược chất, đánh giá tạp chất, độ an toàn…. Các phép thử có độ tin cậy cao hơn, các phương pháp phân tích hiện đại, hiệu quả hơn cũng được đưa vào nhiều hơn, nhưng vẫn đảm bảo tính thực thi áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế và hài hòa với các Dược điển tiên tiến trên thế giới.
Dược điển Việt Nam V có số chuyên luận tăng vượt bậc với 1519 chuyên luận, trong đó có 485 nguyên liệu hóa dược, 385 thành phẩm hóa dược, 372 dược liệu và thuốc từ dược liệu, 41 vắc xin và sinh phẩm y tế, 8 bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì cấp 1, 138 phổ hồng ngoại chuẩn, 228 chuyên mục chung và trên 650 hóa chất, thuốc thử. Với nội dung tăng lên tương đương với khoảng 2200 trang sách, Dược điển Việt Nam V được in thành hai tập, tập 1 gồm nguyên liệu hóa dược và thành phẩm hóa dược, tập 2 gồm dược liệu, thuốc từ dược liệu, vắc xin, sinh phẩm và các phụ lục.
Dược điển Việt Nam V đà được xây dựng và biên soạn một cách khoa học, công phu, theo một quy trình thống nhất, có tham khảo những Dược điển nước ngoài mới nhất, đối chiếu với thực tế sản xuất và kiểm nghiệm thuốc ở Việt Nam hiện nay cùng như 5 năm tiếp theo. Nhằm đảm bảo khả năng triển khai áp dụng trong thực tế, phần lớn kỹ thuật kiểm nghiệm trong các chuyên luận đều đã được thẩm định tại các cơ sở kiểm nghiệm thuốc (Viện Kiểm nghiệm thuốc – Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, các trường đại học Dược, một số Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm và một số doanh nghiệp Dược…).
Dược điển Việt Nam V là bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc đã được xác định tại Luật Dược và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Điều này khẳng định tính quy phạm kỹ thuật của tiêu chuẩn dược điển. Vì vậy, việc triển khai áp dụng DĐVN V là yêu cầu cần thiết trong sản xuất kinh doanh và kiểm tra chất lượng dược phẩm nhằm góp phần vào việc đảm bảo chất lượng thuốc.
Nhân dịp hoàn thành và xuất bản Dược điển Việt Nam V, Hội đồng Dược điển Việt Nam xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Vụ, Cục chức năng đã chỉ đạo trực tiếp và có hiệu quả đối với công tác xây dựng Dược điển. Hội đồng đánh giá cao sự đóng góp trí tuệ, công sức của nhiều chuyên gia, cán bộ trong và ngoài ngành, các ủy viên, cộng tác viên của Hội đồng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dược… đã góp phần vào công tác xây dựng Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học đã thực hiện việc ấn hành cuốn Dược điển Việt Nam V đủng về nội dung và đẹp về hình thức. Hội đồng Dược điển Việt Nam xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác và đóng góp quý báu đó. Mặc dù Dược điển Việt Nam V đã được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ và khoa học nhưng chắc chắn không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Hội đồng Dược điển Việt Nam mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục chỉnh sửa nhằm làm cho Dược điển Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng thuốc phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
HỘI ĐỒNG DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM CHỦ TỊCH PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu