Ngày nay, chuyển đổi số đang thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội, một số khái niệm về “số” đang được định nghĩa, như: xã hội số, con người số, chính phủ số, … Để thích ứng và hòa nhập với thồi kỳ số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính ...
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong môi trường số, các doanh nghiệp cần có các lớp bồi dưỡng, các buổi tập huấn, hướng dẫn sử dụng công nghệ. Các đơn vị giáo dục hướng tới giáo dục thực tiễn, có thêm các buổi học tập thực tế tại doanh nghiệp về cách thức sử dụng, vận hành nền tảng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách quản lý, khuyến khích, huy động, tăng mức đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ dựa trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới. Định hướng xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ “lõi”, các công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học làm trung tâm, là các chủ thể nghiên cứu.
Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách liên quan
Các cơ quan nhà nước cần kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các thể chế, luật liên quan đến những hoạt động: Khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh trong môi trường số,… để tạo môi trường phát triển toàn diện, có lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung những tiêu chí phù hợp với thực trạng của kinh tế Việt Nam.
Có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh. Thu hút vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ số và công nghệ thông tin.
Thách thức trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh về mục tiêu phát triển kinh tế số tại Việt Nam, cụ thể là: Mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP cả nước; năm 2030, kinh tế số chiếm trên 30% GDP, năng suất lao động tăng trên 7%/năm. Mục tiêu năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu châu Á.
Việt Nam hiện đứng thứ 20 thế giới, đứng thứ 3 tại khu vực ASEAN (sau Singapore và Indonesia) về ứng dụng phần mềm nguồn. Về hạ tầng số, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia toàn cầu về sử dụng IPv6, là 1/20 nước có tỷ lệ sử dụng mạng Internet nhiều nhất (đạt 70,3% dân số). Các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: y tế (nội soi, chẩn đoán và điều trị đột quỵ,…), hệ thống giao thông thu phí thông minh,…
Báo cáo E-conomy SEA năm 2022 của Temasek, Google và Bain Company dự kiến quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022.
Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cho biết, năm 2022, tỷ trọng kinh tế số Việt Nam đạt 14,26% GDP, cao hơn tỷ trọng năm 2021 là 2,35%. Việt Nam hiện có khoảng 70.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin, tổng doanh thu ước đạt 148 tỷ USD.
Phát triển kinh tế số tại Việt Nam đang có những bước tiến ổn định và đạt được những thành tựu quan trọng song cũng gặp phải những thách thức nhất định.
Mặc dù luôn nằm trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tại khu vực và trên thế giới nhưng mức độ số hóa của Việt Nam chưa cao so với các nước trong Đông Nam Á và châu Á. Tốc độ số hóa của Việt Nam xếp thứ 70/141 quốc gia (12,06/25 điểm tối đa), chỉ nhỉnh hơn chỉ số trung bình thế giới 0,16 điểm.
Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế
Nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam vẫn giữ lối đào tạo, giảng dạy truyền thống, thiếu các tiết giảng thực tế, trải nghiệm thực tiễn để sinh viên có thể theo kịp xu thế phát triển của kinh tế số. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về chuyên ngành đào tạo, kỹ năng làm việc, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Việt Nam có xuất phát điểm phát triển kinh tế số chậm hơn với các nước trong khu vực và thế giới. Vấn đề về mặt nhận thức, kiến thức kỹ năng của doanh nghiệp và người dân về kinh tế kỹ thuật số tại các cấp chưa thực sự đồng đều. Bên cạnh đó, sự hạn chế về chuyển đổi số tại một vài địa phương, lĩnh vực, các kế hoạch cho phát triển kinh tế kỹ thuật số chưa thật sự tối ưu cũng làm chậm quá trình số hóa nền kinh tế tại Việt Nam.
Chưa có những bước tiến rõ nét về đổi mới sáng tạo
Phần lớn những đăng ký sáng kiến tại Việt Nam đến từ những công dân nước ngoài, cao gấp 8 – 10 lần so với công dân trong nước. Từ đó có thể thấy, tư duy về đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự bứt phá. Điều này đến từ nhiều yếu tố (thể chế chính sách, tiềm lực kinh tế,…).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho quá trình chuyển đổi số kinh tế tại Việt Nam chưa thực sự đồng đều đặc biệt là các khu vực miền núi, ngoài đảo. Hiện nay, độ phủ sóng của mạng di động 4G đạt 95% tuy nhiên, tốc độ phát triển của công nghệ mới đang diễn ra quá nhanh, việc kịp thời phổ biến, ứng dụng và xây dựng kết cấu hạ tầng để đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ còn diễn ra khá chậm.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong giáo dục: Thực trạng và cách tiến hành
Nâng cao khả năng nhận thức của doanh nghiệp
Nâng cao nhận thức cá nhân, doanh nghiệp là một trong những việc làm thiết yếu để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết với quy mô phù hợp theo từng vùng để phổ cập các kiến thức về chuyển đổi số.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
Có thể nói, công nghệ là một “cánh tay phải” đắc lực của các tổ chức, doanh nghiệp bởi:
Kinh tế số giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối các khách hàng mới từ cả trong nước và quốc tế. Các nền tảng, công nghệ hỗ trợ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu người dùng giups doanh nghiệp xác định thị hiếu, tạo ra các dịch vụ, sản phẩm chất lượng và tối ưu các phương thức chăm sóc khách hàng.
Tự động hóa các quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô: Công nghệ, máy móc và trang thiết bị hiện đại giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động. Thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng, tăng doanh thu, nâng cao cơ hội mở rộng thị trường.
Thúc đẩy sự đổi mới và khởi nghiệp, cạnh tranh
Sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo và những phương thức truyền thông mới tạo cơ hội cho các nhà khởi nghiệp tiếp cận nguồn tài nguyên và khách hàng dễ dàng hơn mô hình kinh tế truyền thống. Tăng sự đổi mới, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tồn tại trên thị trường.
Kinh tế số góp phần tăng trưởng và đem lại những lợi ích đến nền kinh tế chung của quốc gia và thế giới thông qua việc tăng năng suất lao động, hợp tác quốc tế, tạo ra các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả,…
Việc khai thác các ứng dụng công nghệ mới và sáng tạo trong kinh doanh góp phần đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Tạo ra các cơ hội mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp mới.
Chuyển đổi số kinh tế cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động vận hành, quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống máy móc hiện đại, trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc và quá trình sản xuất hàng hóa.
Máy móc, công nghệ sẽ thay thế con người trong một số lĩnh vực song kinh tế kỹ thuật số cũng tạo ra tiềm năng việc làm lớn. Các ngành liên quan đến phần mềm, truyền thông, công nghệ thông tin,… luôn trong tình trạng khát nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn.
Kinh tế số góp phần thúc đẩy sự phát triển của chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp tăng sự minh bạch, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền, đem đến sự cải thiện tích cực, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Xem thêm: eLearning – Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến hiệu quả