Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ nhập khẩu trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

Tuyển sinh Trung cấp Y Dược hệ 9+

Trung cấp Y Dược hệ 9+ là chương đào tạo dành cho các bạn học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 THCS. Thời gian đào tạo chương trình văn hóa của THPT lớp 10, lớp 11, lớp 12 song song với học các ngành nghề hệ Trung cấp Y Dược. Sau 3 năm học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Trung cấp Y Dược theo quy định của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế và được tiếp tục học tiếp lên bậc học Đại học Y Dược theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển và nhập học Trường Trung cấp Y khoa Pasteur

- 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Nhà trường;

- 01 Bản sao bằng tốt nghiệp THPT/BTVH hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2023;

- 01 Bản sao Học bạ THCS hoặc THPT/BTVH;

- 01 Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;

- Ảnh: Kích thước 01 ảnh 2x3, 04 ảnh 3x4, 02 ảnh 4x6.

Các ngành nghề đào tạo được miễn 100% học phí năm 2024:

Trung cấp Kỹ thuật phục hình răng;

Tuyển sinh Trung cấp Y Dược hệ chính quy

+ Tuyển sinh Trung cấp Y Dược chính quy dành cho đối tượng học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương với thời gian đào tạo 02 năm. Sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Trung cấp Y Dược và được tiếp tục học tiếp lên bậc học Đại học Y Dược theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tuyển sinh Trung cấp Y Dược chính quy dành cho đối tượng học sinh đã tốt nghiệp có bằng Trung cấp hoặc Cao đẳng/Đại học với thời gian đào tạo 12 tháng. Sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Trung cấp Y Dược và được tiếp tục học tiếp lên bậc học Đại học Y Dược theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: Văn bằng Y Dược Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cấp đủ điều kiện đề nghị Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề y dược để thăm khám, chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật theo quy định Bộ Y tế khi người học có đủ thời gian thực hành, thực tập Bệnh viện từ 9 đến 12 tháng. Ngoài ra, người tốt nghiệp Y Dược được phép học liên thông lên Đại học Y Dược theo quy định Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế.

Chính sách miễn giảm học phí ngành Y sĩ đa khoa năm 2024

Cụ thể về chính sách miễn giảm học phí, Trường Trung cấp Y khoa Pasteur sẽ miễn 100% học phí năm 2024 cho tất cả sinh viên Trung cấp ngành Y Dược hệ chính quy và hệ 9+.

- Miễn giảm 70% học phí từ năm 2025 trở đi theo Thông tư 05/2023/TT-BLĐTB-XH và Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Sinh viên sẽ được Nhà trường hỗ trợ thủ tục để nhận trợ cấp miễn giảm 70% học phí từ ngân sách Nhà nước cấp bù học phí theo mức trần học phí quy định cho ngành Y – Dược từ Sở Lao động Thương Binh & Xã Hội.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tuyển sinh Trung cấp Y Dược trên phạm vi cả nước, thí sinh đăng ký xét tuyển là người có bằng tốt nghiệp THCS trở lên có thể đăng ký theo phương thức xét tuyển thẳng vào học, không thi tuyển.

Cách thức đăng ký xét tuyển Trường Trung cấp Y sĩ đa khoa năm 2024

Đăng ký tại: https://www.facebook.com/TruongtrungcapYkhoaPasteur/

Hoặc đăng ký tại: https://trungcapykhoapasteur.com/dang-ky-truc-tuyen/

Hồ sơ xét tuyển gửi qua đường bưu điện theo phương thức chuyển phát nhanh đến văn phòng tuyển sinh Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tại địa chỉ sau:

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 504 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

- Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Tp. Hồ Chí Minh: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

- Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Lưu ý: Nhà trường liên tục khai giảng các lớp Trung cấp Y Dược học thứ 7 chủ nhật tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trà thảo dược từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, một số loại có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.

Ngoài ra, một số loại trà có chứa tâm sen, tam thất, đan sâm là những vị thuốc giúp làm giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách toàn diện.

Bên cạnh đó, uống trà thảo dược đều đặn còn giúp giảm huyết áp, hạ mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Việc kết hợp uống trà thảo dược với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trong bài viết này, xin giới thiệu một số loại trà thảo dược phổ biến với tác dụng tốt cho tim mạch, cùng cách sử dụng chúng hiệu quả.

Hòe hoa có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm bền thành mạch, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, tăng sức co bóp cơ tim và hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Trong hòe hoa chứa nhiều rutin, là một chất làm bền thành mạch, nên hay được dùng cầm máu trong các trường hợp xuất huyết để phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa.

Hòe hoa dùng làm trà phải là hoa chưa nở, nên thu hái hoa vào buổi sáng, rồi phơi nắng nhẹ và sao qua cho khô để đảm bảo màu sắc và hương vị của trà.

- Hòe hoa có thể dùng riêng với liều 8 - 16g, hãm nước uống trong ngày.

- Hoặc có thể phối hợp thêm các vị thuốc khác như: Hòe hoa 10g, tam thất 8g, cúc hoa 2 nụ, táo đỏ 2 quả. Hãm, uống thay nước trong ngày.

Lưu ý: Hòe hoa tính hơi lạnh, nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh) không nên dùng trà hòe hoa thường xuyên, nếu dùng cần phối hợp thêm các dược liệu có tính ấm nóng như quế, gừng.

Tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ huyết áp, hạ đường máu, kích thích hệ miễn dịch…được dùng nhiều trong các trường hợp tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực…

Trà làm từ hoa tam thất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Loại trà này có tác dụng lương huyết, bổ huyết, an thần, giảm stress và điều hòa huyết áp.

- Hoa tam thất, hòe hoa, cúc hoa mỗi vị 10g. Ba loại đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay nước trong ngày.

Loại trà này dùng đặc biệt tốt cho những người thừa cân, béo phì có kèm theo tăng huyết áp, mỡ máu cao.

- Những người hay mất ngủ, tim đập hồi hộp có thể dùng như sau: Hoa tam thất 10g, tâm sen 10g, long nhãn 10g. Hãm nước 15 - 20 phút thì dùng được.

Đan sâm là vị thuốc có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thanh tâm trừ phiền, lương huyết tiêu ung. Ngày nay hay được sử dụng để điều trị chứng tâm tý liên quan đến các cơn đau thắt ngực.

Ngoài ra, đan sâm có tính hàn lương nên dùng tốt cho các chứng nhiệt ở trong huyết. Các trường hợp do huyết có nhiệt, nhiệt động đến tâm làm cho tâm hỏa động mà không ngủ được.

Phối hợp đan sâm và tam thất làm trà có tác dụng giúp thông thoáng huyết quản động mạch, giảm cholesterol, chống tích tụ chất thải trong máu, làm chậm sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành.

Cách dùng: Đan sâm, tam thất tán bột mịn đóng gói vào túi lọc, mỗi túi 5 - 10g, ngày dùng 1 gói, hãm nước uống trong ngày.

Trà Hibiscus, hay còn gọi là trà atiso đỏ, được biết đến với màu đỏ tươi và hương vị chua dịu. Hibiscus chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà Hibiscus thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Journal of Nutrition" cho thấy, uống 3 tách trà Hibiscus mỗi ngày trong sáu tuần có thể giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình. Điều này là nhờ vào khả năng giãn mạch và giảm căng thẳng trên thành mạch máu của Hibiscus.

Cách pha: Sử dụng nước sôi và ngâm trà trong 5 - 10 phút là có thể sử dụng, uống thay nước trong ngày.

Trà hoa cúc không chỉ nổi tiếng với tác dụng an thần, giảm căng thẳng mà còn có nhiều lợi ích cho tim mạch. Hoa cúc chứa nhiều flavonoid - một nhóm chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và giảm viêm.

Viêm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim, và uống trà hoa cúc có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có tác dụng giảm mức đường huyết và cải thiện mức cholesterol, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Cách dùng: Cho hoa cúc khô (2 - 3g) vào ấm hoặc cốc. Đổ nước nóng vào và đậy nắp để hãm trà. Ngâm trong khoảng 5 - 7 phút, tùy theo khẩu vị. Nếu thích trà đậm đà, có thể ngâm lâu hơn.

Trà thảo dược là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, nên kết hợp việc uống trà với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý.

Hãy thử thêm một hoặc nhiều loại trà thảo mộc này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.