Vngrow mô tả lại quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa chi tiết giúp bạn hiểu rõ phân công công việc, trách nhiệm của các bên trong từng giai đoạn thực hiện một lô hàng.
Bước 1: Đàm phán, ký kết hợp đồng và xin giấy phép xuất khẩu
Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Đây chính là bước quyết định đến lợi nhuận của công ty, tạo ra các khách hàng tiềm năng, lâu dài nên cả 2 bên mua và bán cần phải đàm phán, phân chia thật rõ ràng các trách nhiệm mỗi bên dựa theo những điều khoản trên hợp đồng ngoại thương. Ở vị trí người xuất khẩu, bạn không nên bỏ qua bước thẩm định khách hàng để tránh các rủi ro không đáng có. Bạn nên tìm hiểu kĩ các nước nhập khẩu yêu cầu chuẩn bị giấy tờ gì để nhập được mặt hàng đó thì phối hợp chuẩn bị, cung cấp cho người mua phòng trường hợp xuất đi không được bị trả về.
Trong trường hợp công ty của bạn chưa có giấy phép xuất khẩu. Bạn phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu dưới dạng xin một lần sử dụng cho nhiều lần.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
Vngrow sẽ vẽ một sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa và một bảng liệt kê các danh mục công việc, phân chia bên phụ trách để bạn có thể dễ dàng hình dung các công việc sẽ do bên nào phụ trách.
Bước 6: Làm thủ tục hải quan hàng xuất
Nếu bạn đóng hàng tại kho thì sau khi giao hàng xong mới làm thủ tục hải quan, đóng hàng tại cảng thì đăng ký làm thủ tục hải quan trước khi container được hạ. Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan. Mở tờ khai hải quan: Để có thể mở được tờ khai hải quan, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản); tờ khai hải quan (2 bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại (invoice) và phiếu đóng hàng (packing list).
Đăng ký tờ khai: Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan. Nếu lô hàng không có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ được vào luồng xanh. Ngược lại, nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.
Đóng phí: Bạn phải tiến hành đóng phí làm thủ tục hải quan.
Lấy tờ khai: Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai (phần dành cho hải quan). Thanh lý tờ khai: Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không. Xong bước này, container sẽ được nhận vào hệ thống của cảng.
Vào sổ tàu: Khi container đã được hạ thì tiếp theo sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao nhận phải ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container. Cần chú ý container phải được hạ trước giờ cắt máng closing time.
Thực xuất tờ khai hải quan: Sau khi lô hàng đã được giao cho khách thì nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng, bao gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice (1 bản chính), vận đơn đường biển (bill tàu).
Công việc tiếp theo sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng là bạn phải cung cấp chi tiết bill để hãng tàu/forwarder làm vận đơn. Bạn lưu ý xem trên booking qui định thời gian để kịp submit SI, VGM,… và hạn chế chỉnh sửa quá nhiều trên bill. Nếu book tàu qua forwarder, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa bill nếu có sai sót hơn là thông qua hãng tàu. Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất. Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển, có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh toán tiền hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại (commercrial invoice); phiếu đóng gói (packing list); vận đơn đường biển; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và giấy chứng nhận khử trùng. Trong trường hợp bạn thanh toán bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo.
Qua các quy trình trên, tuy có thể khiến các nhà xuất khẩu lần đầu vẫn còn hoang mang, chưa nắm rõ thực tế nhưng phần nào hiểu được các bước cơ bản phải làm trong quá trình xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ cần nghiên cứu kĩ thông tin về mặt hàng xuất khẩu, thủ tục cần để xuất khẩu theo qui định của nhà nước Việt Nam, người nhập khẩu và các qui định để nhập vào nước ngoài để chuẩn bị đầy đủ, chính xác. Phần còn lại có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và phục vụ nhanh chóng chuẩn xác nhất.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi
Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý doanh nghiệp và hy vọng có cơ hội hợp tác với quý doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất
TAM Logistics có kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ ủy thác xuất khẩu, bài viết này admin chia sẻ cho bạn đọc toàn bộ kinh nghiệm, quy trình thực hiện một giao dịch ủy thác trong thực tế ra sao nhé.
Quy Trình Uỷ Thác Xuất Khẩu Hàng Hoá
Trong bối cảnh kinh doanh quốc tế ngày một phát triển, Việt Nam càng thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến mua hàng trong nước. Những sản phẩm "made in Vietnam" ngày cảng khẳng định vị trí ở thị trường nước ngoài. Nhu cầu ủy thác xuất khẩu cũng theo đó ngày một gia tăng. TAM Logistics có kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ ủy thác xuất khẩu, bài viết này admin chia sẻ cho bạn đọc toàn bộ kinh nghiệm, quy trình thực hiện một giao dịch ủy thác trong thực tế ra sao nhé.
2. Quy định về ủy thác xuất khẩu hàng hóa
3. Quy trình lô hàng ủy thác xuất khẩu
4. Rủi ro trong giao dịch uỷ thác xuất khẩu
Quy trình ủy thác xuất khẩu hàng hóa
1. Ủy thác xuất khẩu là gì? Ủy thác xuất khẩu là việc một cá nhân hay tổ chức nào đó thuê một đơn vị thứ ba (bên nhận ủy thác) để thay mình thực hiện các công việc xuất khẩu. Theo đó, bên nhận ủy thác sẽ đứng ra kí kết hợp đồng mua bán với người mua nước ngoài và hoàn thành nghĩa vụ xuất khẩu theo qui định hợp đồng & tuân thủ pháp luật Việt Nam. 2. Quy định về ủy thác xuất khẩu hàng hóa Thực tế có rất nhiều cá nhân hay tổ chức cần đến dịch vụ ủy thác xuất khẩu. Tuy nhiên trước khi thực hiện giao dịch ủy thác xuất khẩu thì chúng ta nên nắm rõ những quy định của nhà nước để thực hiện cho đúng. Đối với công ty nhận ủy thác, nên tìm hiểu điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác trước khi nhận đơn hàng để tránh những sai phạm không đáng có nhé. Vì đơn vị nhận kinh doanh đứng tên trên toàn bộ giấy tờ giao dịch, do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý trước tiên. Hoạt động ủy thác XNK được quy định tại điều 50, Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH. Theo đó:
3. Quy trình lô hàng ủy thác xuất khẩu
Lưu ý: bên nhận ủy thác trước khi kí kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu, cần kiểm tra hàng hóa xuất khẩu xem có nằm trong danh sách được phép xuất khẩu không. Hàng hoá xuất khẩu có yêu cầu giấy phép con không. Ví dụ hàng than củi là mặt hàng hạn chế xuất khẩu, khi xuất phải chịu thuế xuất 5%. Bạn có thể xem thêm danh sách hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
4. Rủi ro trong giao dịch uỷ thác xuất khẩu
4.1 Đối với chủ hàng (bên uỷ thác)
Trong giao dịch ủy thác xuất khẩu, rủi ro lớn nhất là đối với công ty nhận ủy thác. Vì đơn vị này đã thay mặt cho chủ hàng đứng tên trên giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi xuất hàng đi.
Ví dụ điển hình về rủi ro cho công ty nhận ủy thác được đăng trên báo Tuổi Trẻ, Sức Khỏe & Đời Sống, Tạp Chí Tài Chính…
Trên đây là những chia sẻ trong giao dịch ủy thác thực tế tại TAM Logistics, nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng comment hoặc liên hệ với chúng tôi, TAM Logistics sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất !