Con người có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Mỗi nhóm máu sẽ có nguồn gốc hình thành và đặc điểm riêng biệt. Ngoài ra, người mang nhóm máu B sẽ dễ mắc một số nhóm bệnh so với người mang nhóm máu khác. Để hiểu rõ hơn, trong bài viết này, MEDLATEC sẽ đề cập một số thông tin liên quan đến nhóm máu B. Mời các bạn tham khảo.

Nguồn gốc hình thành nhóm máu này

Nhóm máu này được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực Ural Châu Á cùng với người Mông Cổ và bộ tộc da trắng. Nhóm máu này đã trở thành đặc trưng của người Mông Cổ và họ có vai trò quan trọng đưa nó trở nên phổ biến hơn trên thế giới.

Trong hệ thống nhóm máu ABO của con người thì nhóm máu B thể hiện sự phân bổ theo địa lý rõ ràng nhất. Hiện nay khu vực Hàn Quốc và phía bắc Trung Quốc có tỷ lệ người mang nhóm máu B cao nhất, thậm chí người dân ở khu vực này mang nhóm máu B nhiều hơn cả nhóm máu A.

Người có nhóm máu này có thể truyền máu cho người nhóm máu AB hoặc B. Tuy nhiên người nhóm máu này lại chỉ nhận được máu từ người nhóm máu O hoặc B.

Người nhóm máu này có thể truyền máu cho người nhóm máu AB hoặc B và nhận của nhóm máu O và B

Theo hệ thống Rhesus, nhóm máu B được chia thành 2 nhóm cơ bản đó là nhóm B+ và B-. Nguyên tắc phân chia nhóm máu này dựa theo sự có mặt của kháng nguyên Rh. Cụ thể người có nhóm B+ sẽ dương tính với kháng nguyên Rh và ngược lại người có nhóm B- sẽ âm tính với kháng nguyên Rh. Khi truyền máu bác sĩ sẽ phân biệt theo cách này để lựa chọn loại máu phù hợp. Sơ đồ truyền máu của nhóm B+ và B-:

Người thuộc nhóm B+ có thể hiến máu cho người có nhóm máu B+ và AB+ và nhận máu của người thuộc nhóm máu O+ và O-.

Người nhóm B- có thể truyền máu cho người có nhóm B+, B-, AB+, AB- và nhận được máu nhóm O- và B-.

Vì có tỷ lệ ít nên những người thuộc nhóm B- sẽ gặp một số rủi ro. Ví dụ như người mẹ thuộc nhóm B- khi mang thai, trong khi nhóm máu của mẹ thuộc Rh-, thai nhi thuộc Rh+. Lúc đó cơ thể con người sẽ tự động xây dựng kháng thể bảo vệ và chống lại bất cứ điều gì ở bên ngoài cơ thể. Máu của thai nhi cũng không ngoại lệ vì nó có chứa kháng nguyên từ người bố (đây là yếu tố bên ngoài cơ thể người mẹ).

Khi xảy ra bất đồng về nhóm máu giữa sản phụ và thai nhi, cơ thể người mẹ sản sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên của em bé, gây ra ngưng kết hồng cầu. Hậu quả có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.

Vì hiếm nên người thuộc nhóm máu B(-) sẽ gặp một số rủi ro

Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?

Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.

Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).

Tìm hiểu về nhóm máu B và đặc điểm của nhóm máu này

Nhóm máu B là nhóm máu trong hồng cầu có sự hiện diện của kháng nguyên B. Đây là nhóm máu hiếm thứ 2 trên thế giới chỉ sau nhóm máu AB. Trong số các chủng tộc trên thế giới thì người da trắng có tỷ lệ người thuộc nhóm máu này cao hơn so với da màu.

Nhóm máu này có chứa kháng nguyên B và không chứa kháng nguyên Rh

Người nhóm máu B dễ mắc bệnh gì

Theo nghiên cứu những người thuộc nhóm máu này có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng. Đây là bệnh răng miệng thường gặp, nó làm phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể gây đau răng, rụng răng và nhiễm trùng.

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ cao dẫn đến tử vong ở người. Và trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thuộc nhóm máu B có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư bạch cầu cao hơn so với người thuộc nhóm máu còn lại. Bên cạnh đó virus cũng tấn công hệ thần kinh của người nhóm màu này nhiều hơn nhóm máu khác.

Người thuộc nhóm máu này thường kỵ các loại thức ăn như đậu phộng, mè vừng, lúa mì, bắp, kiều mạch. Đây đều các loại thực phẩm có chứa lectin. Khi người nhóm máu này ăn các loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể trì trệ sự chuyển hóa, làm cản trở tới quá trình sản xuất insulin, từ đó gây mệt mỏi, hạ đường huyết và ứ dịch. Ngoài ra thịt gà cũng là thực phẩm không tốt cho người nhóm máu này bởi vì nó có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn miễn dịch. Người nhóm máu này phù hợp với các loại thực phẩm như thịt, trứng, rau quả, cá,…

Người nhóm máu này nên ăn thịt, trứng, cá và hạn chế lạc, mè vừng

Cùng với nhóm máu AB, người thuộc nhóm máu B có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch bởi tỷ lệ mắc tình trạng viêm cao hơn so với nhóm máu khác.

Đó đều là những nghiên cứu được đưa ra về nguy cơ mắc bệnh của người nhóm máu này. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nếu duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, siêng năng thể dục có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

Mỗi nhóm máu sẽ có đặc thù khác nhau và có chế độ ăn uống phù hợp. Vì vậy để biết bạn có thuộc nhóm máu B hay không hãy đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm nhóm máu. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ cho kết quả xét nghiệm nhóm máu chính xác, nhanh chóng. Vì thế, nếu đang băn khoăn một địa chỉ xét nghiệm uy tín thì các bạn đừng bỏ qua MEDLATEC.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về nhóm máu B. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy nhanh chóng liên hệ với MEDLATEC qua số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.

Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu. Những năm sau đó, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác đã được phát hiện như hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS…

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, đã có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh(D)+ thuộc hệ Rh).