Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết

Tận dụng cơ hội từ AI, chứ không nên sợ hãi?

GS Yann Lecun đã làm nóng không khí cuộc toạ đàm khi nêu quan điểm chúng ta không nên sợ hãi trước sự phát triển và tác động của AI. Ông cho rằng nên mở rộng quy mô ứng dụng AI để tạo ra tác động thực tiễn. Khi AI có trí tuệ tương đương con người thì sẽ giống như có trợ lý hỗ trợ ta làm việc, "nên tận dụng các cơ hội và chúng ta không nên sợ hãi", ông nhấn mạnh.

"Chúng ta có vô số ý kiến khác nhau về AI cả tích cực và tiêu cực. Có người lo ngại nó sẽ thay thế mình, nhưng có người thấy hệ thống máy tính có AI thì tốt hơn, hoàn thành hàng triệu phép tính, tốt hơn so với con người. Chúng ta cần xem ý kiến nào thắng thế thôi", GS Yann Lecun nhìn nhận.

"Vào những năm 60, người ta nói 10 năm nữa là có AI thay thế con người rồi, nhưng giờ thì mới đang phát triển thôi. Khó khăn còn nhiều nhưng ta không hình dung được hết đâu. Do đó để có một đường hướng cho việc phát triển AI thì còn rất khó khăn", GS thêm.

"Hãy bỏ mô hình AI tạo sinh, xác suất hay mô hình học giám sát, tiếp cận cách khác để thông minh hơn. Hãy làm sao để bổ sung kiến thức của con người, làm sao để nền tảng AI là mở, cần có một hệ thống trong tương lai để có thể nói được mọi ngôn ngữ trên thế giới, nếu AI có thể được đào tạo", GS Yann Lecun kiến nghị để định hướng phát triển AI.

Vì theo ông, "cần hiểu rằng, nếu có một thực thể thông minh hơn chúng ta không có nghĩa là mọi lĩnh vực mà chỉ ở một vài lĩnh vực thôi. AI cần phát triển thì cần con người dạy kỹ năng".

Các nhà khoa học hàng đầu về AI của Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ quan điểm về tương lai của AI - Ảnh: M. THÀNH

Cùng quan điểm này, GS Leslie Grabiel Valliant (ĐH Harvard, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture) cũng cho rằng: "Chúng ta nắm rất rõ tiến trình phát triển của AI và công nghệ và chúng ta có thể thống nhất với nhau một điểm chung đó là tầm quan trọng và ý nghĩa của AI".

Theo ông, "khoa học công nghệ là một lĩnh vực rộng lớn cho nên sử dụng AI như thế nào còn là vấn đề rất lớn, ta có thể sử dụng theo các cách khác nhau. Nhưng phải thống nhất là thấy dc tiềm năng của AI trong tương lai. Vẫn còn những người chưa hoàn toàn đồng ý, chưa thống nhất về sự ưu việt của AI nhưng có thể thấy những gì đang được xây dựng của AI sẽ giúp cho các quan điểm dc thống nhất hơn".

Có thể phát triển AI như thế nào khi nguồn lực hạn chế?

Theo TS Bùi Hải Hưng, Tổng giám đốc VinAI, vấn đề chi phí để đầu tư nghiên cứu phát triển AI rất lớn, cần hàng trăm triệu USD cho một hạng mục.

"Tôi đặt câu hỏi việc này có bền vững hay không, nguồn lực không đủ thì sao khi mà phần cứng thì đắt và dùng nhiều năng lượng, các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng? Vấn đề gì quan trọng nhất khi triển khai AI tại Việt Nam?", ông nêu vấn đề và cũng đưa ra lời giải đáp luôn: "Nguồn lực tương đối hạn chế là điều cần đối mặt. Năm 2019, khi từ Mỹ về Việt Nam làm việc tại VinAI, nhận ra khả năng chi trả và tiếp cận rất quan trọng, nhưng cách thức là biến sự hạn chế nguồn lực thành xúc tác để đổi mới sáng tạo".

TS Bùi Hải Hưng, Tổng giám đốc VinAI và TS.Xuedong Huang, Giám đốc Công nghệ tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ) - Ảnh: M. THÀNH

TS Bùi Hải Hưng dẫn chứng thực tế: Vin AI trong năm năm có hơn 170 nghiên cứu khoa học, huấn luyện hơn 100 tài năng AI. Rất nhiều bạn sau khi tốt nghiệp Vin AI đã tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ hàng đầu tại Mỹ cũng như thực tập tại các tổ chức như Google Deepmind.

Ông Hưng cho rằng Việt Nam nói chung và VinAI nói riêng, đang đứng trước bài toán cần giải quyết là khả năng tiếp cận và chi trả chi phí phù hợp để đưa AI đến với mọi người, làm sao để cắt giảm chi phí để mô hình AI hiệu quả hơn để giải quyết được cả hai thách thức trong phát triển AI là độ trễ và hiệu suất.

Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam cần cải thiện gì để xây dựng môi trường nghiên cứu tốt cho AI, GS Yann Lecun cho rằng: "Tại Việt Nam, các trường đại học tập trung tài năng, thu hút hoạt động nghiên cứu về AI ở đó, tạo động cơ cho người trẻ tuổi. Việt Nam có lợi thế là dân số trẻ, đầu tư cho giáo dục đại học, ngành stem… sẽ tạo cơ hội cho người trẻ có cơ hội, tham vọng và kết nối, cùng những người khác đã học ở nước ngoài sẽ tụ lại đây".

Cuộc toạ đàm diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi đến từ khách tham dự dành cho các nhà khoa học _ Ảnh: M.THÀNH

"Tôi đã làm việc với các đồng nghiệp và sinh viên trong nhiều năm về lĩnh vực AI. Đây là 1 thời kỳ rất là đặc biệt…", TS Bùi Hải Hưng chia sẻ. "Chúng ta có thể tưởng tượng AI có lúc nào đó sẽ phát triển hơn nữa và tôi thấy người trẻ rất phấn khích khi thấy AI có thể làm dc nhiều hơn nữa trong tương lai. Và ta sẽ thấy sự tiến triển rất nhanh trong tương lai".

Đi vào chi tiết hơn, GS Đỗ Ngọc Minh (ĐH Illinois tại Urbana - Champain, Hoa Kỳ và VinUni) đề xuất: "Việt Nam có dân số lớn, tình trạng y tế đa dạng, nếu dùng AI thu thập tình trạng sức khỏe y tế là 1 lĩnh vực có thể khai thác và sử dụng".

TS Xuedong Huang, Giám đốc Công nghệ tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ) , thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho rằng "AI có thể giúp có hàng trăm nhà phát triển trẻ tuổi, startup nhỏ khác, tạo sân chơi công bằng, cộng tác, phát hiện ý tưởng mới…là điều tạo nên khác biệt".