Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã tới dự, trao tặng lẵng hoa của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đến tập thể thầy trò nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ cắt băng khánh thành cầu Hoàng Văn Thụ tại Hải Phòng
(PLVN) - Sáng 15/10/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và cắt băng khánh thành cầu Hoàng Văn Thụ tại Hải Phòng, nơi được mệnh danh là thành phố của những cây cầu.
Cầu Hoàng Văn Thụ là một hạng mục quan trọng của Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm, có chiều dài khoảng 1.138,5m. Cầu có thiết ấn tượng với hình dáng "cánh chim biển", tạo sự kết nối giao thông, phát triển mở rộng Hải Phòng về phía Bắc.
Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm, đi qua địa bàn các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên), phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) và phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) và khởi công xây dựng từ năm 2017. Tổng mức đầu tư của công trình cầu Hoàng Văn Thụ là 2.173 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là cây cầu hiện đại, một trong những công trình trọng điểm của Hải Phòng thực hiện theo Nghị quyết 32 và Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. "Điều đặc biệt là, chiếc cầu này do Việt Nam hoàn toàn thiết kế và thi công. Đây là một dấu ấn rất lớn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại sự kiện này, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vui mừng bày tỏ: Sự kiện thông xe kỹ thuật cầu Hoàng Văn Thụ có ý nghĩa quan trọng trong triển khai Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm nhằm góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm TP mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.
Cầu Hoàng Văn Thụ gồm cầu chính được thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, có tốc độ thiết kế 80km/h. Cầu nhánh phía Nam (bên nội thành) có tốc độ thiết kế 40 km/h. Cầu nhánh phía Bắc (bên huyện Thuỷ Nguyên) có tốc độ thiết kế 50 km/h. Các đường nhánh cầu ở phía Bắc giao với đường đê bắc sông Cấm (nhánh 3, nhánh 4) có tốc độ thiết kế 30 km/h. Đường song hành hai bên cầu phía bờ Bắc có tốc độ thiết kế 50 km/h.
Cầu chính cầu Hoàng Văn Thụ là dạng cầu vòm chạy giữa ống thép nhồi bê tông, nhịp chính 200m là nhịp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Công trình cầu có kết cấu phức tạp, lần đầu tiên áp dụng công nghệ thiết kế tiên tiến, hiện đại.
Cầu chính có chiều dài là 290m, đảm bảo tĩnh không thông thuyền là 125x25m, dạng kết cấu cầu vòm chạy giữa có thanh treo, vành vòm dạng ống thép nhồi bê tông. Phần cầu chính kết cấu thép nặng hơn 5.000 tấn (đốt vòm hợp long nặng 527 tấn). Bề rộng mặt cắt ngang cầu là 33.5m đảm bảo 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp và lề đi bộ hai bên. Kết cấu các nhánh cầu dẫn phía nam gồm hai cầu nhánh đối xứng Để thuận tiện cho người đi bộ, ngoài cầu thang bộ, cầu được thiết kế lắp đặt 2 thang máy tại vị trí 2 bên đầu cầu phía nội thành.
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên bao gồm: xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ, xây dựng hệ thống đê tả sông Cấm, xây dựng hệ thống kè sông Cấm, xây dựng hệ thống giao thông chính và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho toàn bộ khu vực Bắc sông Cấm với quy mô 1.445,51ha.
Ngày 4/10, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định 1146/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) thành đại học.
Như vậy, bên cạnh các “đại học Quốc gia”, “đại học vùng”, Đại học Kinh tế TP. HCM trở thành 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hoạt động theo mô hình “đại học đa ngành, đa lĩnh vực”.
Đây là mô hình tiêu biểu của các đại học hàng đầu thế giới, gồm 3 cấp độ quản trị: cấp đại học (University), cấp trường thành viên (College), phân hiệu (Branch) và cấp khoa/viện (School/Institute). Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của Đại học Kinh tế TP. HCM.
Theo lãnh đạo nhà trường, việc nâng cấp mô hình quản trị từ trường đại học đơn ngành, đơn lĩnh vực thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực là bước phát triển tất yếu phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và xu thế quốc tế.
“Thống kê 1000 đại học đứng đầu bảng xếp hạng các đại học tốt nhất QS World, có đến 96% là đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, tôi cho rằng, việc nâng cấp mô hình thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực là cơ sở để đưa Đại học Kinh tế TP. HCM nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung vươn tầm quốc tế”, Giáo sư Sử Đình Thành, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Theo Giáo sư Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng trường, ngày nay, thực tiễn hội nhập, kỷ nguyên số, các thách thức toàn cầu dẫn đến sự phát triển tất yếu của mô hình “đại học đa ngành”, với ưu tiên trang bị kiến thức chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề đương đại và hành động vì sự phát triển bền vững.
"Đây là bước phát triển về nội lực, về “chất”, không chỉ dừng lại ở việc thay đổi tên gọi từ “trường đại học” thành “đại học”, Giáo sư Nguyễn Đông Phong cho biết.
Trên cơ sở những thành tựu vốn có trong các lĩnh vực kinh doanh, quản lý, kinh tế, luật, ngôn ngữ, việc nâng cấp mô hình quản trị và vận hành này, Đại học Kinh tế TP. HCM sẽ phát triển mở rộng các lĩnh vực mới, đặc biệt là máy tính, công nghệ và thiết kế theo hướng ứng dụng.
Mô hình mới sẽ tạo sự chủ động và linh hoạt để nhà trường thực hiện sứ mệnh đại học trọng điểm quốc gia và nâng cấp vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế. Cùng với nâng cao phẩm chất đào tạo, năng lực nghiên cứu và kết nối cộng đồng, mô hình mới sẽ hỗ trợ tốt cho nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và tham gia giải quyết các vấn đề đương đại thông qua các dự án mang tính đa ngành, đa lĩnh vực.
Trước đó, để chính thức trở thành đại học, trường đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài, bài bản. Từ năm 2021, trường đã xác định chiến lược phát triển trở thành đại học đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH và Phân hiệu Vĩnh Long.
Hiện quy mô đào tạo của trường là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ đại học; 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ.
Trường đã đạt tiêu chuẩn Châu Âu FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoạt động tại Việt Nam tại Quyết định số 1940/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2021) về chất lượng đào tạo cấp cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam cùng với 17 chương trình đào tạo đạt hai tiêu chuẩn quốc tế là FIBAA và AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance).
Trường thuộc Top 401+ các Đại học tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng QS Asia 2023, Top 301 - 400 Đại học đóng góp cho 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc theo bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2023.
Ngoài ra, kết quả Khảo sát tình trạng việc làm và nhu cầu học tập suốt đời của sinh viên sau 12 tháng tốt nghiệp năm 2022 cho thấy, 98% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.