QUYỀN LỢI KHI GIA NHẬP HIỆP HỘI VLA
Đại hội V Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2008 - 2013)
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V
Đại hội được tổ chức từ ngày 22 - 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
Dự đại hội có 1.175 đại biểu đại diện cho 9.563.577 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Các đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch, Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Chủ đề của Đại hội là: “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”.
Đại hội đã xác định phương hướng là: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh, là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hội nông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
Tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao vai trò đại diện giai cấp nông dân; chăm lo nâng cao đời sống, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 9 (khóa V), ngày 5/7/2012 tại Hà Nội đã bầu bổ sung đồng chí Lại Xuân Môn, Chánh văn phòng Trung ương Hội và đồng chí Nguyễn Hồng Lý, Trưởng ban Dân Vận Tỉnh ủy Bạc Liêu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam
Nông dân xã An Hòa, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chở lúa dư đến bán cho Nhà nước (tháng 8/1978) - Ảnh: TTXVN
Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.
Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.
Xã viên HTX Cao Phong, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú cấy lúa vụ chiêm xuân 1984 - 1985 - Ảnh: TTXVN
Về nhiệm vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam…
Ngày hội giao lương của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (tháng 6/1978) - Ảnh: TTXVN
Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước.
Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
Thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) vào năm 1954.
Giai đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam).
Ở miền Nam, tổ chức Hội có tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958
Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương
Bác Hồ đi thăm bà con nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa năm 1950.
Giai đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống.
Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc).
Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng chiến” và “Kiến quốc”:
Đại hội IV Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2003 - 2008)
Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ IV
Đại hội được tổ chức từ ngày 22 - 25/11/2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội.
Dự đại hội có 860 đại biểu đại diện cho 8.173.238 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 120 Ủy viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Vũ Ngọc Kỳ, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2003 - 2008
Đồng chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Phạm Quang Tôn, Nguyễn Hữu Mai, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch.
Đại hội có chủ đề là “Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển”.
Đại hội đã xác định phương hướng là: xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; nâng cao vai trò đại diện của giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 8 (khóa IV), ngày 26/2/2007 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Chủ tịch Vũ Ngọc Kỳ nghỉ hưu theo chế độ.
Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2018 - 2023)
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII
Đại hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.
Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho trên 10,2 triệu cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI tái đắc cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII (nhiệm kỳ 2018- 2023).
Các ông Lương Quốc Đoàn, Phạm Tiến Nam, Đinh Khắc Đính tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII; bà Bùi Thị Thơm và ông Nguyễn Xuân Định được bầu bổ sung giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII.
Đại hội với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển” đã xác định phương hướng của nhiệm kỳ là: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.
Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề hỗ trợ nông dân và Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác tốt. Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, phấn đấu hình thành thế hệ người nông dân mới có năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp và từng bước trí thức hóa nông dân.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 7 (khóa VII), ngày 29/5/2021 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Chủ tịch Thào Xuân Sùng nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Kỳ họp thứ 9 (khóa VII), ngày 22/6/2022, đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ và giữ chức Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông Việt Nam khoá VII, nhiệm kì 2018-2023.
Với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn", Diễn đàn sẽ được triển khai dưới sự điều hành của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.
Đồng chí Lương Quốc Đoàn tại Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam-Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Lắng nghe nông dân nói" ngày 14/10 vừa qua.
Tham dự Diễn đàn, có các đồng chí Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, cán bộ Hội Nông dân các cấp; các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai... và đặc biệt là hơn 200 nông dân xuất sắc, tiêu biểu.
Dự kiến, bên cạnh 63 Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, sẽ có hơn 10 nghìn Hội Nông dân cấp huyện, xã trực tiếp theo dõi và tham dự Chương trình Diễn đàn trên các nền tảng số.
Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" là một hoạt động quan trọng do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò "trung tâm, chủ thể" của người nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và mới đây nhất là Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy.
Bà con nông dân, bạn đọc quan tâm tới Diễn đàn có thể đặt câu hỏi, ý kiến, nguyện vọng đến 2 đồng chí lãnh đạo và gửi về Báo Nông thôn Ngày nay (Lô E2, khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc email: [email protected], số điện thoại: 0912438302).
Điều 40. Nghĩa vụ của sinh viên
1. Thực hiện nhiệm vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Người học là người nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam.
2. Tham gia hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội.
3. Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế, quy định về đào tạo, về công tác học sinh, sinh viên và các quy định khác liên quan tới sinh viên.
4. Có ý thức xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị đào tạo.
5. Tôn trọng giảng viên, cán bộ, nhân viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, thực hiện tốt nếp sống văn minh. Tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động về chính trị, tư tưởng, đạo đức của ngành giáo dục và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Có trách nhiệm khai báo các thông tin liên quan đến cá nhân, cập nhật dữ liệu khi có những thay đổi trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
7.Thực hiện các yêu cầu của môn học. Đóng học phí theo quy định.
8. Trung thực trong học tập và rèn luyện. Tích cực tham gia phòng chống, phát hiện và báo cáo với đơn vị đào tạo những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, nghiên cứu khoa học, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên.
9. Các hành vi sinh viên không được làm: vi phạm kỷ luật phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập hộ; sao chép tài liệu mà không trích dẫn hoặc nhờ làm hộ tiểu luận, khóa luận, đồ án tốt nghiệp, công trình nghiên cứu khoa học và các hành vi gian lận khác, tham gia các hoạt động trái pháp luật.
Sinh viên không trung thực và có hành vi gian lận trong nghiên cứu khoa học, làm tiểu luận, khóa luận, đồ án tốt nghiệp, bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập một năm đến mức buộc thôi học.
10. Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về kỷ luật phòng thi, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật ở các mức sau:
a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên phạm lỗi 1 lần nhìn bài của người khác, trao đổi bài, thảo luận bài trong giờ thi. Sinh viên bị khiển trách trong khi thi môn học nào bị trừ 25% số điểm đạt được của bài thi môn học đó;
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị khiển trách 1 lần nhưng trong giờ thi môn học đó vẫn tiếp tục vi phạm quy định;
- Trao đổi bài làm, giấy nháp với người khác;
- Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau trừ trường hợp nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng tỏ mình thực sự bị quay cóp thì thủ trưởng đơn vị đào tạo có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.
Sinh viên bị cảnh cáo trong khi thi môn học nào sẽ bị trừ 50% số điểm đạt được của bài thi môn học đó.
c) Đình chỉ thi: áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn học đó vẫn tiếp tục vi phạm quy định;
- Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện mang theo những vật dụng không được phép như tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu phát truyền tin ...;
- Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
Sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi sẽ bị điểm không (0) bài thi môn học đó và phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định đình chỉ thi.
Các hình thức kỷ luật nói trên do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật.
d)Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
Điều 41. Quyền lợi của sinh viên
1. Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển khi trúng tuyển;
2. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng. Được phổ biến chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo liên quan đến sinh viên.
3. Được cung cấp đầy đủ chương trình, kế hoạch đào tạo của khóa học, năm học, học kỳ và môn học.
4. Được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với sinh viên; được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, tham gia các hội nghị khoa học, công bố các công trình khoa học và công nghệ trong các ấn phẩm của đơn vị đào tạo;
5. Người học thuộc diện cử tuyển, con em các dân tộc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, diện chính sách xã hội và các gia đình nghèo được cấp học bổng, trợ cấp, miễn giảm học phí, được hưởng các chính sách ưu đãi từ tín dụng giáo dục, quỹ khuyến học và quỹ bảo trợ giáo dục theo quy định của pháp luật.
6. Được cố vấn học tập tư vấn và hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký các môn học, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm.
7. Được đăng ký môn học, lịch học phù hợp với điều kiện cá nhân trên cơ sở thời khóa biểu của đơn vị đào tạo. Được rút bớt một số môn học đã đăng ký, nhưng không vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 28 của Quy chế này.
8. Được tham gia các cuộc thi Olympic hoặc năng khiếu, tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên ngành dành cho sinh viên.
9. Được tham gia các chương trình đào tạo tài năng, đạt chuẩn quốc tế, chất lượng cao và các chương trình đào tạo khác nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định.
10. Được đăng ký học bằng kép nếu đáp ứng quy định tại khoản 2, Điều 32 của Quy chế này.
11. Được chuyển đến các trường đại học khác ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội nếu đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 34 của Quy chế này.
12. Được tự học hoặc học tại một cơ sở đào tạo đại học khác trong hoặc ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội một số môn học trong chương trình đào tạo nếu được thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép.
13. Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội; được tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế, trao đổi sinh viên trong khuôn khổ chương trình hoặc hiệp định hợp tác quốc tế của Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc đơn vị. Sinh viên được bảo lưu kết quả học tập. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định việc miễn học và chuyển đổi kết quả học tập thay thế cho các môn học thuộc chương trình đào tạo của ngành học tương ứng.
14. Được sử dụng học liệu, thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học theo quy định; được cấp tài khoản thông tin riêng phục vụ hoạt động học tập.
15. Được phép thôi học vì lý do cá nhân. Trong trường hợp này, sinh viên phải bồi hoàn cho đơn vị đào tạo toàn bộ kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước trong thời gian theo học.
16. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình đóng góp ý kiến với Thủ trưởng đơn vị đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan về mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy; hoặc kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng đơn vị đào tạo. Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng đơn vị đào tạo và Thủ trưởng đơn vị phục vụ đào tạo để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
17. Sinh viên được xin nghỉ ốm, nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:
a) Được động viên vào lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc bị tai nạn buộc phải điều trị trong thời gian dài có giấy xác nhận của cơ sở y tế;
c) Vì lý do cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở đơn vị đào tạo, không bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian tối đa được phép học.
Sinh viên nghỉ học tạm thời nếu muốn học tiếp phải có đơn đề nghị Thủ trưởng đơn vị đào tạo giải quyết chậm nhất 2 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.
18. Được cử đại diện tham gia Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên, các hội đồng khác có liên quan đến sinh viên.
19. Được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (đối với sinh viên các khoa trực thuộc) hoặc Hiệu trưởng (đối với sinh viên các trường đại học thành viên) cấp Bằng tốt nghiệp khi được công nhận tốt nghiệp.
20. Được xét học tiếp ở các bậc học cao hơn nếu có nguyện vọng và đáp ứng đủ các điều kiện theo Quy chế đào tạo Sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Được đơn vị đào tạo trả hồ sơ sinh viên, cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
22. Được tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam.