Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới, chưa có danh nhân nào được "ca dao hóa" nhiều như Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:

Dân số và cư trú của dân tộc Thái

Dân số: Theo số liệu của cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Thái có 1.820.950 người, trong đó có 910.202 nam và 910.748 nữ.

Cư trú: Người Thái là một trong những dân tộc thiểu số đông đảo ở Việt Nam, chủ yếu cư trú tại các tỉnh sau đây: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, và Nghệ An. Tuy nhiên, quá trình di cư và phát triển kinh tế đã mở rộng địa bàn cư trú của người Thái ra các vùng khác, bao gồm cả các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Người Thái sử dụng ngôn ngữ Thái, một trong những ngôn ngữ của người Thái trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, người Thái ở Việt Nam cũng thường sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và trong các hoạt động xã hội.

Người Thái sở hữu ngôn ngữ và văn tự độc đáo. Họ thuộc nhóm nói tiếng Thái trong ngữ hệ Kra-Dai (hay còn gọi là Tai-Kadai), được xếp vào họ ngôn ngữ cùng tên. Các ngôn ngữ Thái có tỷ lệ từ vựng chung cao do có cùng cội nguồn.

Các ngôn ngữ Thái chủ yếu là ngôn ngữ đơn âm tiết, có thanh điệu. Cú pháp chủ yếu là SVO (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ). Trừ những câu mệnh lệnh, ít có trường hợp đảo ngược thứ tự này. Tại Việt Nam, có năm vùng thổ ngữ Thái gồm:

Văn tự của người Thái có nguồn gốc từ hệ chữ Sanskrit của Ấn Độ. Trong lịch sử, chữ Thái cổ ở Việt Nam được thống nhất về cách cấu tạo và đọc, nhưng lại có tám loại ký tự khác nhau, bao gồm: chữ Thái Đen, chữ Thái Trắng Mường Lay, chữ Thái Trắng Phong Thổ, chữ Thái Trắng Phù Yên, chữ Thái Trắng Mộc Châu, Mai Châu, Đà Bắc, chữ Thái Lai Xư (Tay Thanh), chữ Thái Lai Pao (Tương Dương, Nghệ An), chữ Thái Lai Tay hay chữ Thái Quỳ Châu (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp thuộc tỉnh Nghệ An).

Từ năm 1954 đến 1969, chữ Thái ở khu tự trị Tây Bắc được cải tiến, thống nhất và đổi tên thành Chữ Thái Việt Nam thống nhất. Từ tháng 5/2008, chữ Thái cải tiến mới được chính thức đưa vào sử dụng, được gọi là chữ Thái Việt Nam.

Chữ Thái Việt Nam (Tai Viet) được mã hóa trong khu mã Unicode U+AA80..U+AADF , tuy nhiên, các font chữ phổ biến hiện nay trong máy tính không hỗ trợ hiển thị các ký tự này.

Nhà cửa dân tộc Cờ Lao Việt Nam

Người Cờ Lao sinh sống trong các căn nhà đất truyền thống, phổ biến là ba gian, hai chái. Các căn nhà thường được xây dựng bằng đất đá, có lợp ngói máng.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

PV: Trong chiến tranh hay hòa bình, trong khó khăn hay thuận lợi thì Đảng ta cũng luôn kiên định, kiên trì mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì sao chúng ta phải luôn gắn kết hai mệnh đề này chặt chẽ với nhau như vậy?

TS Nguyễn Thị Liên: Trước hết cần khẳng định, độc lập dân tộc và CNXH có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo của mình. Như vậy, phải giành được độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội và có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập dân tộc.

PV: Nếu tách rời độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội thì hệ lụy sẽ như thế nào?

TS Nguyễn Thị Liên: Đã có thời điểm các Đảng Cộng sản phải trả giá cho những sai lầm, khuyết điểm. Mà chúng ta cũng thấy một minh chứng rõ ràng, đó là thời kỳ sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đó chính là ví dụ rõ nét nhất. Song, cần nhận thấy, đây là sự sụp đổ của một mô hình cũ, cụ thể của CNXH đã lạc hậu. Quá trình lãnh đạo cách mạng thì Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo ấy, thì Đảng và Nhân dân ta vừa thực hiện vừa gắn với nghiên cứu, đánh giá và dự kiến những mô hình phù hợp, những bước đi phù hợp với từng giai đoạn.

PV: Trong bối cảnh thế giới còn đầy những bất ổn, chiến tranh, xung đột thì Việt Nam chúng ta vẫn giữ được hòa bình ổn định. Đó là minh chứng sinh động, rõ nét khẳng định con đường mà chúng ta lựa chọn là đúng đắn?

TS Nguyễn Thị Liên: Chúng ta cũng biết là, hiện nay, mặc dù hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo, song những diễn biến phức tạp, mất ổn định giữa các nước trong khu vực hay trên thế giới vẫn diễn ra, tồn tại những bất ổn. Và những bất ổn này là nguyên nhân dẫn tới xung đột, bùng phát xung đột, thậm chí là những xung đột sắc tộc, tôn giáo tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, can thiệp lật đổ…vẫn cứ diễn biến phức tạp. Các điểm nóng vẫn tồn tại và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn vừa cảnh báo số người di cư trên thế giới có thể tăng mạnh do tác động của xung đột, khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu. Trước những diễn biến phức tạp, bất ổn như thế, chúng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đem lại độc lập, tự chủ thực sự cho nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.

PV: Mỗi thời kỳ cách mạng của đất nước lại đặt ra cho chúng ta những cơ hội, thách thức mới. Vậy trong tình hình hiện nay, thì đâu được coi là mẫu số chung để chúng ta có thể quy tụ, tập hợp được sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân?

TS Nguyễn Thị Liên: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Sau này, tư tưởng của Bác được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy là mục tiêu đó cũng chính là đích đến quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự đồng nhất giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với mục tiêu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho thấy sự hòa quyện giữa ý Đảng - Lòng dân; giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với nguyện vọng của toàn thể nhân dân, xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Như vậy, đại đoàn kết toàn dân tộc là giá trị cốt lõi, là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Dân tộc Cờ Lao (hay còn được gọi là Gelao, Ke Lao) là một dân tộc cư trú ở vùng đông nam Trung Quốc và miền nam Việt Nam. Họ là một trong 54 dân tộc của Việt Nam và được công nhận là một trong 56 dân tộc chính thức của Trung Quốc.