Dự giờ là việc đồng nghiệp và cán bộ lãnh đạo, quản lý tham dự tiết học của một giáo viên. Qua đó góp ý, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Dự giờ được thực hiện theo 02 hình thức là dự giờ được báo trước và dự giờ đột xuất.

Giáo viên mầm non tiếng Anh là gì?

Giáo viên mầm non trong tiếng Anh đọc là "Preschool Teacher". Đây là người dạy và chăm sóc trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Họ tập trung vào việc phát triển các kỹ năng cơ bản của trẻ như giao tiếp, kỹ năng xã hội và nhận thức sớm thông qua các hoạt động chơi và học tập.

Ví dụ: Mrs. Hoa is a Preschool Teacher at Sunny Day Nursery. (Bà Hoa là giáo viên mầm non tại Nhà trẻ Sunny Day.)

Giáo viên chủ nhiệm tiếng Anh là gì?

Giáo viên chủ nhiệm trong tiếng Anh đọc là "Homeroom Teacher". Đây là người phụ trách lớp học trong suốt năm học. Họ không chỉ dạy các môn học mà còn quản lý các hoạt động hàng ngày của lớp, bao gồm điểm danh, liên lạc với phụ huynh và giải quyết các vấn đề liên quan đến học sinh.

Ví dụ: Ms. Smith is the Homeroom Teacher for Grade 5 at Hai Ba Trung Elementary. (Cô Smith là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tại trường Tiểu học Hai Bà Trưng.)

Giáo viên tiểu học tiếng Anh là gì?

Giáo viên tiểu học trong tiếng Anh đọc là "Elementary School Teacher" hoặc "Primary School Teacher". Đây là người dạy học sinh ở các cấp lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Họ giảng dạy các môn học cơ bản như toán, tiếng Anh, khoa học và xã hội, và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh ở giai đoạn đầu đời.

Ví dụ: Ms. Nhi is an Elementary School Teacher at Binh Tan School, where she teaches Grade 3. (Cô Davis là giáo viên tiểu học tại trường Bình Tân, nơi cô dạy lớp 3.)

Giáo viên trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh về trường học, giáo viên đọc là “Teacher” đây là một trong những người làm công việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh, sinh viên hoặc người học trong các cơ sở giáo dục như trường học, trung tâm đào tạo, hoặc các tổ chức giáo dục khác. Tuy nhiên, có nhiều kiểu giáo viên khác nhau trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, nên khi học tiếng Anh lớp học mọi người cần nắm rõ một số khái niệm liên quan sau đây:

Giáo viên tiếng Anh trong tiếng Anh đọc là "English Teacher". Đây là người chuyên dạy môn tiếng Anh, bao gồm các kỹ năng như đọc, viết, nghe và nói. Họ có thể dạy ở nhiều cấp độ khác nhau, từ trường tiểu học đến đại học, và cũng có thể dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho người học từ các nền văn hóa khác.

Ví dụ: John is an English Teacher at a high school in New York. (John là một giáo viên tiếng Anh tại một trường trung học ở New York.)

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh về giáo viên thông dụng

Bên cạnh hiểu và học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề giáo viên, dưới đây sẽ là một số mẫu câu thông dụng liên quan giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn và hiểu rõ yêu cầu của giáo viên:

1. "Can you help me with this assignment?"

"Bạn có thể giúp tôi với bài tập này không?"

Student: "Can you help me with this assignment?"Teacher: "Sure, let's go over it together."

2. "What is the homework for tonight?"

"Bài tập về nhà tối nay là gì?"

Student: "What is the homework for tonight?"Teacher: "You need to read Chapter 5 and answer the questions at the end."

3. "When is the test scheduled?"

Student: "When is the test scheduled?"Teacher: "The test will be on Friday."

4. "Can I stay after class for extra help?"

"Tôi có thể ở lại sau giờ học để được giúp thêm không?"

Student: "Can I stay after class for extra help?"Teacher: "Yes, I'll be available for extra help after class."

5. "How can I improve my grades?"

"Tôi có thể cải thiện điểm số của mình như thế nào?"

Student: "How can I improve my grades?"Teacher: "Try to participate more in class and complete all assignments on time."

6. "What are the main topics we will cover?"

"Chúng ta sẽ học những chủ đề chính nào?"

Student: "What are the main topics we will cover?"Teacher: "We will focus on American history and the Civil War."

7. "Could you explain this concept again?"

"Bạn có thể giải thích lại khái niệm này không?"

Student: "Could you explain this concept again?"Teacher: "Of course, let's go over it step by step."

Student: "When is the project due?"Teacher: "The project is due next Monday."

9. "Can I get an extension on the deadline?"

"Tôi có thể xin gia hạn thời hạn không?"

Student: "Can I get an extension on the deadline?"Teacher: "I can give you an extra two days."

10. "What is the grading criteria for this assignment?"

"Tiêu chí chấm điểm cho bài tập này là gì?"

Student: "What is the grading criteria for this assignment?"Teacher: "The assignment will be graded on accuracy, creativity, and presentation."

11. "How do I join the study group?"

"Tôi làm thế nào để tham gia nhóm học tập?"

Student: "How do I join the study group?"Teacher: "You can sign up on the sheet posted outside my office."

"Tôi có thể mượn một cuốn sách giáo khoa không?"

Student: "Can I borrow a textbook?"Teacher: "Yes, you can borrow one from the library."

13. "What should I focus on for the exam?"

"Tôi nên tập trung vào điều gì cho kỳ thi?"

Student: "What should I focus on for the exam?"Teacher: "Make sure to review all the lecture notes and key concepts."

14. "Do we have any group projects this semester?"

"Chúng ta có dự án nhóm nào trong học kỳ này không?"

Student: "Do we have any group projects this semester?"Teacher: "Yes, you will be working on a group presentation in two weeks."

15. "Can you provide some additional resources?"

"Bạn có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo không?"

Student: "Can you provide some additional resources?"Teacher: "I will email you some extra reading materials."

16. "Are there any important dates I should remember?"

"Có ngày quan trọng nào tôi nên nhớ không?"

Student: "Are there any important dates I should remember?"Teacher: "Yes, the midterm is on October 15th and the final exam is on December 10th."

17. "What are the class rules?"

"Những quy định của lớp học là gì?"

Student: "What are the class rules?"Teacher: "Please be punctual, participate actively, and respect your classmates."

18. "How will our final grade be calculated?"

"Điểm số cuối cùng của chúng ta sẽ được tính như thế nào?"

Student: "How will our final grade be calculated?"Teacher: "Your final grade will be based on assignments, tests, and participation."

19. "Can I meet with you during office hours?"

"Tôi có thể gặp bạn trong giờ làm việc không?"

Student: "Can I meet with you during office hours?"Teacher: "Yes, my office hours are from 2 PM to 4 PM on Tuesdays and Thursdays."

20. "What are the expectations for this course?"

"Những kỳ vọng cho khóa học này là gì?"

Student: "What are the expectations for this course?"Teacher: "You are expected to complete all assignments, participate in discussions, and study for exams."

Tóm lại, sau khi hiểu rõ hơn giáo viên tiếng Anh là gì? Thì việc học từ vựng tiếng Anh có thể trở nên thú vị và dễ dàng hơn khi bạn kết nối các từ mới với những chủ đề cụ thể và thiết thực trong cuộc sống. Nếu bạn đang hướng tới nghề giáo hoặc chỉ đơn giản là quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, việc nắm vững từ vựng liên quan đến chủ đề này không chỉ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội trong việc hiểu và tham gia vào các cuộc trò chuyện về giáo dục.

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Dự giờ là hỗ trợ giáo viên, tạo cơ hội cho họ nâng cao kỹ năng đổi mới sư phạm. Ảnh: MC

Hẹn làm việc với cô hiệu trưởng ở một trường THCS trung tâm TP. Huế, tôi nhận được lời mời dễ thương. Sáng mai chị có tiết dự giờ hay em về dự luôn cho biết, nhưng đừng chụp ảnh, chị không muốn giáo viên bị áp lực. Tôi khựng lại trong chốc lát, bởi dự giờ lâu nay vẫn được hiểu, giáo viên, học sinh đều gồng mình để diễn... nên việc cho người ngoại đạo như tôi tham dự quả là điều ngạc nhiên.

Tôi thực sự bất ngờ khi tiết dự giờ hoàn toàn đổi mới. Cô giáo trẻ mới ra trường được 5 năm chủ nhiệm lớp 8 lên lớp với phong thái tự tin. Có sự vấp váp của giáo viên, có sự lắc đầu khi học sinh không trả lời được... nhưng không ai có cảm giác khó chịu khi giờ dạy chưa tròn trịa. Cô hiệu trưởng nói nhỏ với tôi, mục đích dự giờ là hỗ trợ giáo viên, tạo cơ hội cho họ nâng cao kỹ năng đổi mới sư phạm, thông qua dự giờ sẽ trao đổi, chia sẻ nên không cần phải hoàn hảo.

Không thể phủ nhận sự rập khuôn trong dự giờ diễn ra nhiều năm qua. Dự giờ cơ bản được xây dựng sẵn với mục đích làm mẫu, giáo viên, học sinh đã tập dượt trước khi vào tiết dự giờ thật. Nghĩa là, giáo viên và học sinh đều phải “diễn” để làm sao có một tiết học hoàn hảo. Thông thường, người dự nhận xét nhiều về cách kiểm tra bài cũ, cách vào bài như thế nào, trình bày bảng ra sao, cách diễn đạt của giáo viên, nội dung bài học, phương pháp sư phạm, nhưng ý kiến góp ý hầu như không tìm ra một kinh nghiệm thỏa mãn để cải tiến bài học. Thế nên, người dạy mệt, người học mệt, đến người dự cũng thấy mệt, do phải tìm “sơ hở” trong tiết dạy của đồng nghiệp mà góp ý. Kết quả, sinh hoạt chuyên môn truyền thống, với mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy và thống nhất quy trình dạy học theo dạng bài thường mang lại kết quả không như mong đợi.

Thông tư 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các loại hồ sơ, sổ sách đối với giáo viên, gồm: giáo án (bài soạn); sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; sổ điểm cá nhân; sổ chủ nhiệm  (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). Còn Thông tư 32, hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục, khiến nhiều giáo viên như trút được gánh nặng khi từ nay có thể thoát cảnh phải dự giờ, thăm lớp.

Nhận định của cô Mai Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương, quy định này như một sự “cởi trói” cho GV về “gánh nặng” hồ sơ sổ sách. Giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách là: Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Riêng giáo viên chủ nhiệm có thêm sổ chủ nhiệm. Điều chỉnh này rất phù hợp và tạo thuận lợi cho giáo viên. Việc không bắt buộc giáo viên dự giờ, nhưng dự giờ học của học sinh do mình chủ nhiệm, theo cô Thúy là quy định mở, giúp giáo viên chủ nhiệm đánh giá học sinh toàn diện hơn; đúng với hướng kiểm tra, đánh giá hiện nay: Đánh giá quá trình.

Nhiều giáo viên cũng đồng tình với quy định này và cho rằng sẽ tốt cho giáo viên bộ môn. Họ chỉ cần đi dự các giờ mà giáo viên  thấy cần, dự người mà họ thấy hay, cần học hỏi, chứ không cần phải hình thức mỗi tuần một lần dự như trước đây. Họ sẽ có thêm thời gian tập trung cho chuyên môn. Việc dự giờ cũng cần phải linh hoạt, sao cho phù hợp, hài hòa trên tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao tay nghề chuyên môn; không tạo áp lực cho giáo viên, học sinh. Chỉ khi đó, việc dạy và học mới thật sự hiệu quả, đem lại kết quả như mong muốn.