Tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là bắt buộc

Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết theo quy định của luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng được quy định của luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Học sinh, sinh viên thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (mức hỗ trợ tối thiểu là 30% hoặc cao hơn tùy vào ngân sách của một số địa phương có hỗ trợ thêm).

Luật sư Phát cho hay: “Học sinh, sinh viên là nhóm bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nhưng được nhà nước hỗ trợ mức đóng. Hiện nay, vì quy định theo nhóm đối tượng mua, hỗ trợ, không hỗ trợ... nên học sinh phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc theo trường. Ngoại trừ học sinh thuộc nhóm gia đình hộ nghèo, dân tộc thiểu số thì không cần phải mua tại trường vì đã được địa phương nơi đang sinh sống dùng ngân sách để mua hỗ trợ".

Như vậy, nếu phụ huynh không mua bảo hiểm y tế cho con em mình, tức là đang làm không đúng với quy định nêu trên.

Chị Phương đã mua BHYT theo hộ gia đình nhưng vài tháng sau chị tìm được việc làm, doanh nghiệp đóng BHYT mới cho Phương theo hợp đồng lao động.

Chị Phương thắc mắc: "Tôi có được hoàn trả tiền BHYT mua theo hộ gia đình hay không? Nếu được thì tôi cần làm những hồ sơ gì để được hoàn trả lại số tiền đó? Tôi có thể nhờ người thân lấy số tiền hoàn trả không?".

Người mua BHYT hộ gia đình, sau đó đi làm và được cấp thẻ BHYT theo hợp đồng lao động sẽ được hoàn tiền mua BHYT hộ gia đình (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Tương tự chị Phương, chị Trinh đã mua thẻ BHYT theo hộ gia đình từ đầu năm và có giá trị đến đầu năm sau. Tuy nhiên, đến tháng 3 thì chị đi làm và được công ty đóng tất cả các loại bảo hiểm bắt buộc, trong đó, BHYT được đóng theo hợp đồng lao động.

Chị Trinh cũng thắc mắc là: "Tôi có được hoàn trả tiền mua BHYT ở phường hay không? Có cách nào để tôi có thể làm thủ tục hoàn trả tiền online được không?".

Trả lời chị Trinh, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, theo Khoản 2 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định. Thứ tự của các đối tượng đóng BHYT được quy định tại Điều 12 của Luật này.

Căn cứ theo 2 điều khoản trên, đối tượng tham gia BHYT theo đơn vị đang công tác xếp trước đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Do đó, khi đi làm, chị Trinh phải đóng BHYT bắt buộc theo hợp đồng lao động ở nơi làm việc.

Về việc hoàn trả tiền đóng BHYT, BHXH Việt Nam cho biết, việc này được quy định tại Điều 20 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam.

Theo đó, có 2 nhóm tham gia BHYT có thể được hoàn trả tiền đóng BHYT là nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Người đang tham gia BHYT theo 2 nhóm trên được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 3 trường hợp cụ thể.

Thứ nhất, người tham gia BHYT theo 2 nhóm trên nhưng sau đó được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó.

Thứ 2, được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT.

Thứ 3, bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.

Như vậy, trường hợp của chị Phương và chị Trinh thuộc trường hợp thứ nhất, sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT hộ gia đình. Thời điểm hoàn trả là kể từ ngày thẻ BHXH doanh nghiệp có giá trị sử dụng đến hết thời hạn giá trị sử dụng ghi trên thẻ BHYT hộ gia đình.

Theo quy định, chị Phương và chị Trinh phải liên hệ với cơ quan BHXH nơi tham gia BHYT hộ gia đình (Đại lý thu UBND phường hoặc Đại lý thu Bưu điện) để được hướng dẫn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) làm thủ tục hoàn trả số tiền đóng BHYT.

Còn việc nhờ người thân nhận tiền hoàn trả BHYT giùm, theo BHXH Việt Nam, chị Phương phải có giấy ủy quyền cho người thân nhận giùm theo quy định của pháp luật.