Bạn đang muốn tìm hiểu Kho Đài Tư ở đâu? Kho Giao hàng tiết kiệm Đài Tư ở địa chỉ nào? Bài viết dưới đây của Blog Thuật Ngữ sẽ cho bạn đáp án và cung cấp rất nhiều kiến thức khác có liên quan. Đọc ngày để bỏ túi kiến thức hữu ích cho bản thân nhé!
Giờ làm việc của kho GHTK Đài Tư như thế nào?
Giờ làm việc của kho GHTK Đài Tư như thế nào?
Cũng giống như các kho hàng khác của Giao hàng tiết kiệm, kho Đài Tư, Long Biên có thời gian làm việc cụ thể như sau:
Thứ hai: Từ 7h30 sáng đến 17h30 chiều.
Thứ ba: Từ 7h30 sáng đến 17h30 chiều
Thứ tư: Từ 7h30 sáng đến 17h30 chiều
Thứ năm: Từ 7h30 sáng đến 17h30 chiều
Thứ sáu: Từ 7h30 sáng đến 17h30 chiều.
Thứ bảy: Từ 7h sáng đến 22h tối.
Chủ nhật: Từ 8h sáng đến 18h tối.
Các bạn lưu ý nếu muốn đến kho Đài Tư để làm dịch vụ vận chuyển hàng hoá thì bạn cần đi đúng giờ hành chính là việc để được nhân viên hỗ trợ và tư vấn tốt nhất nhé!
Lưu ý về một số hàng hoá kho GHTK Đài Tư không nhận vận chuyển
Lưu ý về một số hàng hoá kho GHTK Đài Tư không nhận vận chuyển
Trước khi mang hàng hoá của mình đến kho Đài Tư làm dịch vụ chuyển phát, các bạn cần nắm được thông tin của một số hàng cấm vận chuyển như sau:
Các chất ma túy, chất kích thích thần kinh.
Các vũ khí đạn dược quân trang, quân dụng, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng cho lực lượng vũ trang.
Vật sắc nhọn: Thương, kiếm, dao găm, mã tấu,…
Các loại tài liệu, ấn phẩm có nội dung kích động, chống phá nhà nước,…
Các chất dễ gây cháy nổ, độc hại, chất phóng xạ.
Pháo các loại, sinh vật sống, thực vật rừng
Tiền và các loại giấy tờ có giá trị
Tài liệu, hiện vật di tích lịch sử, văn hoá,…
Vật phẩm hoặc hàng hoá khác trái quy định của pháp luật.
Ngoài các loại hàng hoá bị cấm trên, các bạn đều có thể gửi chuyển phát tại Giao hàng tiết kiệm Đài Tư.
Như vậy, bài viết trên của Blog Thuật Ngữ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Kho Đài Tư ở đâu? Đồng thời bỏ túi được rất nhiều kiến thức bổ ích khác có liên quan. Hy vọng nó hữu ích và hỗ trợ bạn trong công tác tìm kiếm và hợp tác cùng Giao hàng tiết kiệm Đài Tư.
Singapore, một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á, nổi tiếng với sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa đa dạng, ẩm thực phong phú và những công trình kiến trúc hiện đại. Đối với du khách lần đầu đến Singapore, việc lựa chọn khu vực lưu trú phù hợp là rất quan trọng để có một chuyến đi trọn vẹn. Dưới đây là những khu vực lưu trú nổi bật mà bạn nên cân nhắc khi đến Singapore.
Marina Bay là một trong những khu vực nổi tiếng và hiện đại nhất của Singapore, lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm sự xa hoa và đẳng cấp. Khu vực này là nơi tọa lạc của các khách sạn sang trọng như Marina Bay Sands, Fullerton Bay Hotel và Ritz-Carlton. Tại đây, du khách có thể dễ dàng tham quan các điểm nổi tiếng như Gardens by the Bay, Singapore Flyer và bảo tàng ArtScience. Buổi tối, bạn có thể thưởng thức chương trình ánh sáng Spectra tại Marina Bay Sands hoặc dạo bộ dọc theo vịnh để ngắm cảnh đẹp.
Orchard Road là thiên đường mua sắm của Singapore, nơi có hàng loạt trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang và nhà hàng cao cấp. Khu vực này phù hợp cho những ai yêu thích mua sắm và ẩm thực. Một số khách sạn nổi tiếng tại đây là Mandarin Orchard, Hilton Singapore Orchard và Shangri-La Hotel. Orchard Road không chỉ thuận tiện cho việc mua sắm mà còn gần các điểm tham quan như Botanic Gardens và các bảo tàng trên đường Bras Basah.
Clarke Quay là khu vực sôi động về đêm, nổi tiếng với các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm. Đây là nơi lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm cuộc sống về đêm của Singapore. Tại Clarke Quay, du khách có thể tham gia các chuyến du thuyền trên sông Singapore hoặc thưởng thức ẩm thực đa dạng tại các nhà hàng dọc bờ sông. Một số khách sạn phổ biến trong khu vực này là Swissotel Merchant Court, Park Hotel Clarke Quay và Holiday Inn Express Clarke Quay.
Chinatown là khu vực mang đậm nét văn hóa Trung Hoa, với nhiều đền chùa, cửa hàng truyền thống và chợ đêm. Đây là nơi lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của cộng đồng người Hoa ở Singapore. Khu vực này cũng nổi tiếng với ẩm thực đường phố ngon miệng và giá cả phải chăng. Một số khách sạn nổi tiếng ở Chinatown là AMOY by Far East Hospitality, The Scarlet Singapore và Parkroyal on Pickering.
Little India là khu vực sống động với màu sắc rực rỡ và hương vị đậm đà của văn hóa Ấn Độ. Du khách có thể dạo quanh các cửa hàng bán đồ trang sức, vải vóc, và gia vị, cũng như thăm các đền thờ Hindu và thưởng thức ẩm thực Ấn Độ truyền thống. Một số khách sạn phổ biến ở Little India là Village Hotel Albert Court, Hilton Garden Inn Singapore Serangoon và Wanderlust Hotel.
Bugis và Kampong Glam là khu vực pha trộn giữa văn hóa Mã Lai và Ả Rập, với nhiều cửa hàng, quán cà phê và nhà hàng độc đáo. Du khách có thể thăm đền Sultan, con đường Haji Lane nổi tiếng với nghệ thuật đường phố và các cửa hàng thời trang độc lập. Khu vực này cũng gần với khu vực mua sắm Bugis Junction và các điểm tham quan văn hóa khác. Một số khách sạn tại đây là Andaz Singapore, Hotel Boss và Village Hotel Bugis.
Việc lựa chọn khu vực lưu trú phù hợp khi du lịch Singapore sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn chuyến đi của mình. Từ sự hiện đại của Marina Bay, sự sôi động của Clarke Quay, nét văn hóa độc đáo của Chinatown và Little India, đến sự pha trộn văn hóa của Bugis và Kampong Glam, mỗi khu vực đều mang đến những trải nghiệm riêng biệt và thú vị.
Khách du lịch tới Singapore lần đầu thường lựa chọn ở gần Marina Bay hoặc Orchard Road, tuy nhiên giá phòng tại các khu vực này thường cao hơn các khu vực khác. Để tiết kiệm, bạn cũng có thể lựa chọn ở các khách sạn gần bến tàu điện ngầm hay trạm xe buýt, giao thông công cộng tại Singapore rất phát triển nên việc di chuyển giữa các khu vực sử dụng phương tiện công cộng cực kì thuận tiện. Hãy cân nhắc các gợi ý trên để lựa chọn nơi lưu trú phù hợp nhất cho chuyến du lịch lần đầu đến Singapore của bạn. Chúc bạn có một kỳ nghỉ tuyệt vời và đáng nhớ tại quốc đảo sư tử!
Doanh nghiệp đồng loạt khởi động tour
"Đến hẹn lại lên", sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân thường chọn các điểm du lịch tâm linh để du Xuân. Giám đốc Công ty Du lịch Vietsense Nguyễn Văn Tài cho biết, để đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh đầu năm, công ty đã tổ chức tour đưa du khách đến tham quan, lễ Phật tại quần thể chùa Yên Tử, đi - về trong ngày với giá khoảng 750.000 đồng/khách.
Không chịu thua kém, Công ty du lịch Đất Việt tổ chức tour du lịch tâm linh miền Bắc trong 4 ngày 3 đêm với giá 2,7 triệu đồng/khách. Đại diện công ty cho biết, trong 4 ngày tham gia tour du lịch tâm linh, du khách có cơ hội tham quan chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam, chùa Đậu ở xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín, TP Hà Nội), chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông, chùa Ba Vàng, chùa Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh).
Tương tự, Công ty Du lịch Hà Nội cũng đang chào bán tour Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long - Bắc Ninh - Đền Đô - Ninh Bình - chùa Bái Đính - Tràng An - SaPa - Chinh phục đỉnh Fansipan, trong 6 ngày 5 đêm với giá 6 triệu đồng/khách.
Thực tế cho thấy, hiện các công ty du lịch đang chào bán tour du lịch tâm linh với mức giá khá rẻ, cụ thể tour Yên Tử - chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh); tour chùa Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình) đi về trong ngày 790.000 đồng/khách; tour chùa Tam Chúc - Bà Đanh (tỉnh Hà Nam), tour 1 ngày đi lễ đền ông Hoàng Bẩy - đền Mẫu (tỉnh Lào Cai) có giá 790.000 đồng/khách.
Những ngày đầu năm, chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) đang là điểm đến hành hương lễ Phật của nhiều du khách. Thông tin từ Ban tổ chức cho thấy, trung bình lễ hội chùa Hương đón khoảng hơn 1 vạn du khách/ngày. Để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành đang chào bán tour chùa Hương đi về trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm với giá 700.000 - 1,3 triệu đồng/khách (bao gồm vé thắng cảnh, thuê đò, bảo hiểm, ăn nghỉ...).
Những ngày này doanh nghiệp du lịch không chỉ tổ chức tour du lịch tâm linh trong nước mà còn tổ chức tour quốc tế. Giám đốc Công ty Du lịch Mỹ Phúc Happy Travel Trần Thị Hạnh cho biết, sau khi nhiều nước khu vực Đông Nam Á và Bắc Á mở cửa đón du khách, nhiều tín đồ Phật giáo Việt sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua tour quốc tế vãn cảnh, lễ chùa.
Hiện tour Thái Lan thu hút nhiều khách mua bởi giá tương đối tiết kiệm, khách chỉ phải bỏ ra gần 7 triệu đồng là đã có cơ hội đi Thái Lan trong 5 ngày 4 đêm thưởng ngoạn kiến trúc Núi Phật Vàng (Khao Chee Chan) ở Pattaya, chiêm bái Bức Tượng Phật 4 mặt - được coi là linh hồn của Phật Giáo Thái Lan tại Thủ đô Bangkok.
Tương tự, Giám đốc Công ty du lịch Sun Smile Travel Dương Thanh Hằng thông tin, sau khi hãng hàng không Vietjet, Vietnam Airlines mở hàng chục đường bay quốc tế Việt Nam - Ấn Độ đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở tour du lịch tham quan Ấn Độ - nơi khởi nguồn đạo Phật - với nhiều điểm thánh tích linh thiêng trong 6 ngày 5 đêm, mức giá hơn 20 triệu đồng/khách.
“Hiện tour Ấn Độ đang thu hút nhiều du khách, nguyên nhân không chỉ bởi sức hấp dẫn của đền, đài, mà còn bởi thủ tục visa chỉ gồm hộ chiếu, ảnh, tờ khai visa, không phải chứng minh tài chính” - bà Dương Thanh Hằng nêu rõ.
Du lịch tâm linh chưa “hút” khách ngoại
Thực tế cho thấy, mặc dù tour du lịch tâm linh thu hút một lượng lớn du khách tham gia trong những ngày đầu năm nhưng chủ yếu là khách nội địa, vắng bóng khách quốc tế.
Giám đốc truyền thông Công ty TST Tourist Nguyễn Minh Mẫn cho rằng, với những lợi thế lớn về danh lam, thắng cảnh, nền văn hóa lâu đời cùng nhiều di tích có giá trị, nhiều tín ngưỡng bản địa đặc trưng… Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch tâm linh. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp lữ hành cũng rất khó khăn để bán tour du lịch tâm linh cho khách nước ngoài, nguyên nhân là do sự phối hợp, quy hoạch của địa phương trong xúc tiến quảng bá các điểm du lịch tâm linh đến du khách còn rất yếu.
"Để du lịch hành hương, du lịch tâm linh tìm được chỗ đứng trong lòng du khách ngoại, các địa phương cần xây dựng bảng sự kiện lễ hội tâm linh tiêu biểu. Đồng thời các địa phương cần có sự thống nhất trong việc tạo nên sản phẩm du lịch tâm linh thực sự có sức hấp dẫn" - ông Nguyễn Minh Mẫn đưa ra gợi ý.
Đồng tình với ý kiến này, Trưởng khoa Du lịch trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Phạm Hồng Long phân tích, hiện nay ở Việt Nam, du lịch tâm linh còn mang nặng tính thời vụ, thường tập trung vào dịp cuối năm, đầu năm âm lịch. Việc tổ chức theo thời vụ khiến lượng khách nước ngoài đặt tour du lịch hành hương, tâm linh khá khiêm tốn.
Để thu hút khách quốc tế đến với sản phẩm du lịch tâm linh, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, trước hết cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu du khách. Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả.
Ngoài ra công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên nhằm truyền tải nội dung và ý nghĩa của các lễ hội đến du khách, đặc biệt là du khách quốc tế phải được quan tâm. Đồng thời các địa phương cần đẩy mạnh liên kết xây dựng tour, tuyến du lịch tâm linh.
“Vừa qua du lịch Hà Nội đã phối hợp với tỉnh Hà Nam - Ninh Bình phát triển trục du lịch tâm linh 3 tỉnh thành phố, qua đó giúp doanh nghiệp tạo được sản phẩm thế mạnh trong mùa lễ hội năm 2023” - bà Đặng Hương Giang nêu ví dụ.
Rõ ràng, để du lịch tâm linh tìm được chỗ đứng trong lòng du khách nước ngoài vẫn còn nhiều việc phải làm.